| Hotline: 0983.970.780

Thay đổi công nghệ chiếu sáng ở phố cổ Hà Nội

Thứ Hai 30/11/2009 , 10:43 (GMT+7)

Công nghệ chiếu sáng hiện tại ở phố cổ vừa không đáp ứng được nhu cầu, lại vừa không tiết kiệm...

Ảnh minh họa

Các chuyên gia chiếu sáng đô thị đánh giá, thiết kế hệ thống đèn ở phố cổ Hà Nội thực tế chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và thẩm mỹ, cần đưa hệ thống chiếu sáng công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng vào sử dụng rộng rãi.

Theo kỹ sư Nguyễn Tiến Hòa, Phó giám đốc Xí nghiệp Tư vấn thiết kế chiếu sáng đô thị Hà Nội, 76 tuyến phố cổ Hà Nội với tổng chiều dài 21,613 km chủ yếu sử dụng bóng đèn cao áp thủy ngân và chóa đèn rộng, mới đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ các hoạt động giao thông, sinh hoạt của người dân.

Việc điều khiển chế độ tiết kiệm điện năng vào giờ thấp điểm bằng cách cắt bớt 1/3 hoặc 2/3 số đèn có nhiều bất cập như ánh sáng không đảm bảo tính đồng đều, chỗ sáng, chỗ tối, dễ gây tai nạn giao thông và giảm tính thẩm mỹ của tuyến đường.

Theo ông Hòa, đối với các tuyến phố ở khu phố cổ, do có nhiều di tích cổ như: đền, chùa, miếu... xen lẫn nhiều cây xanh to nên có thể sử dụng các bóng đèn thế hệ mới có nguồn phát quang cao, tuổi thọ lớn, ánh sáng trắc… như đèn LED để tiết kiệm điện năng. Như vậy, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến trong quản lý, xây dựng hệ thống chiếu sáng các đô thị có thể tiết kiệm từ 30% trở lên lượng điện năng tiêu thụ so với công nghệ cũ.

(Theo Đất Việt)

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.