| Hotline: 0983.970.780

Thay đổi nhận thức là tiền đề

Thứ Năm 19/04/2018 , 09:05 (GMT+7)

Sau một thời gian triển khai thí điểm, mô hình “xây dựng thôn bản nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhanh chóng đi vào cuộc sống, hiệu quả chương trình mang lại vô cùng đậm nét, nhận thức người dân chuyển biến thấy rõ.

04-05-09_1
Ông Nguyễn Đức Quyền (áo xám), đánh giá cao sự nỗ lực của xã Ngọc Phụng và thôn Xuân Lập

Năm 2015, Ngọc Phụng (huyện Thường Xuân) chính thức trở thành xã miền núi đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM. Đây là niềm tự hào nhưng cũng là thách thức trong chặng đường kế tiếp đối với mảnh đất gắn liền với Hội thề Lũng Nhai vang danh sử sách.

Ý thức được điều đó, xã đã không ngừng phấn đấu, nỗ lực để từng bước hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí theo hướng bền vững. Niềm vui tiếp nối, 2 năm sau thôn Xuân Lập cùng với thôn 3 (xã Xuân Giang, Thọ Xuân), thôn Bái Sơn (xã Hà Tiến, Hà Trung) vinh dự được tỉnh Thanh Hóa “chọn mặt gửi vàng” xây dựng thí điểm mô hình “thôn NTM kiểu mẫu”.

Ông Lê Xuân Đấu, Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Phụng chia sẻ: “Mục tiêu qua mỗi giai đoạn khác nhau, càng về sau càng đòi hỏi cao hơn. Chúng tôi xác định khi chưa tham gia NTM cần lo cho dân ăn no, mặc ấm, đến lúc áp dụng NTM phải lo cho dân ăn ngon, mặc đẹp, tiến lên kiểu mẫu nhân dân phải được ăn sạch, mặc sang. Muốn sạch, muốn sang phải có kế hoạch bài bản, phải có sự chung tay của mới đi đến được đích sau cùng”.

Khi mới bắt tay thực hiện, toàn thôn Xuân Lập chỉ đạt 8/14 tiêu chí, thế nhưng sau 8 tháng (hết tháng 3/2018), địa phương đã phấn đấu được 12 tiêu chí đạt chuẩn, riêng nội dung “nhà ở dân cư, vườn hộ” và “y tế” cơ bản cũng đã hoàn thành, với mục tiêu cán đích vào tháng 6/2018.

Thành công trên không đến một cách ngẫu nhiên mà là sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố, trong đó chuyển biến về nhận thức đóng vai trò then chốt. Xác định “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, muốn tạo dấu ấn phải phá cách, muốn phá cách phải nêu cao tinh thần học hỏi.

04-05-09_3
Bộ mặt NTM tại thôn Xuân Lập chuyển biến rõ rệt

Bởi thế dù chỉ tiêu tham quan mô hình tại tỉnh Hà Tĩnh chỉ có 5 người, nhưng xã Ngọc Phụng tự trang trải kinh phí để tạo cơ hội cho nhiều người khác được giao lưu, trải nghiệm. Cũng trong chuyến đi này, thôn Xuân Lập còn bố trí cả một máy quay cập nhật lại chi tiết những điều mắt thấy tai nghe làm tư liệu, về chiếu lại cho bà con xem để rút ra kinh nghiệm.

Chỉ một thời gian ngắn áp dụng tình hình biến chuyển thấy rõ, qua rà soát thực tế thu nhập bình quân tại xã Xuân Lập đã nâng lên mức 35 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo giảm xuống chỉ còn 1,26%; phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học mức độ 2, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 trở lên.

Đặc biệt 100% người dân thực hiện hương ước, quy ước, đóng góp đầy đủ, đúng hạn các khoản; có tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau; bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong gia đình và ngoài xã hội…

“Dẫu biết quá trình triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên mấu chốt vẫn là nhận thức của người dân. Một khi có được sự đồng thuận, nhất trí cao trong toàn dân thì khó khăn đến mấy cũng có hướng giải quyết”, trưởng thôn Ngô Hữu Cường tâm sự.

Kiểm tra thực tế tại thôn Xuân Lập, ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định: “Kiểu mẫu là phải đầy đủ, phải tiêu biểu, không có người chê. Nếu còn người chê thì chưa phải là kiểu mẫu. Dựa vào kết quả đạt được có thể thấy mọi thứ đang đi đúng hướng, sau khi Xuân Lập đạt thôn kiểu mẫu thì các thôn khác phải học tập, tiến hành xây dựng mô hình kiểu mẫu. Ngọc Phụng phải là xã đầu tiên của 11 huyện miền núi xây dựng xã kiểu mẫu”.

 

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm