| Hotline: 0983.970.780

Thay đổi trật tự các nền kinh tế lớn nhất thế giới

Thứ Hai 14/01/2019 , 10:30 (GMT+7)

Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ, trong khi Ấn Độ sẽ vượt qua Nhật Bản và Đức để trở thành 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030, đẩy Mỹ xuống vị trí thứ 3.

Hình ảnh một người dân Trung Quốc đang theo dõi thị trường chứng khoán

Đây là công bố dựa trên báo cáo mới nhất của Ngân hàng Standard Chartered, trụ sở tại Anh vừa đưa ra. Theo đó, đến năm 2030, nền kinh tế số 1 thế giới hiện nay là Mỹ sẽ tụt hạng xuống thứ 3, sau Trung Quốc và Ấn Độ trong bảng xếp hạng các nền kinh tế hàng đầu thế giới. Trong khi Indonesia sẽ vươn lên vị trí thứ 4, xếp tiếp sau đó sẽ là Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Ai Cập và Nga.

Trong một công bố khác được đưa ra bởi các chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức HSBC Holdings Plc, thu thập các thông số nghiên cứu tại 75 quốc gia cũng cho thấy, trong tương lai gần người dân Trung Quốc sẽ là những công dân đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng toàn cầu. Theo Bloomberg, dự tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ ở mức 26 nghìn tỷ USD vào năm 2030, tăng từ 14,1 nghìn tỷ USD hiện nay. Trong khi đó, ở cùng thời điểm trong tương lai, GDP của Mỹ sẽ tăng chậm hơn, đạt mốc 25,2 nghìn tỷ USD so với con số 20,4 nghìn tỷ USD hiện nay. Cơ sở của nghiên cứu là dựa vào quy mô GDP, hạ bớt các tiêu chí về sức mua và chất lượng cuộc sống ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc.

 “Dự báo tăng trưởng dài hạn của chúng tôi được xây dựng theo nguyên lý: Tỷ lệ GDP của các quốc gia kết hợp với tỷ lệ dân số, được thúc đẩy bởi sự hội tụ GDP bình quân đầu người giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi. Theo đó, quy mô nền kinh tế của một quốc gia được xác định bằng tổng sản phẩm quốc nội, đo lường giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian” một chuyên gia kinh tế cho biết.

Theo các chuyên gia, sức mạnh kinh tế ngày một lớn của Trung Quốc cũng được cho là sẽ tác động đến thu nhập của các công ty lớn của Mỹ và rộng hơn là tác động đến thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, ảnh hưởng từ địa chính trị và kinh tế ngày càng gia tăng của Trung Quốc cũng đặt ra các thách thức mới và lớn đối với vị thế chi phối toàn cầu của Mỹ trong hiện tại cũng như tương lai.

Theo Dailymail, Ấn Độ được dự báo là nền kinh tế sẽ đạt đà tăng trưởng hơn 7% trong năm tài chính hiện tại, kết thúc vào tháng 3 tới. Đây sẽ là nhân tố giúp chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi có nhiều khả năng sẽ thêm một nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 5/2019. Ngoài ra, với sự sụt giảm của giá dầu thô thế giới cộng với tỷ giá đồng rupee tăng mạnh trong những tuần gần đây, sẽ khiến chính phủ của ông Modi có kế hoạch kích cầu ở khu vực nông thôn và gói tài chính cho nông dân trong ngân sách hàng năm sẽ được công bố vào tháng 2 tới. Hiện GDP của Ấn Độ ước đạt sẽ tăng 7,2% trong năm tài khóa 2018/19, cao hơn mức tăng trưởng 6,7% trong năm 2017/18. Tốc độ sản xuất hiện cũng  được dự báo sẽ tăng trưởng 8,3% trong năm tài chính này so với 5,7% của năm trước và tổng sản lượng nông nghiệp của nước này sẽ tăng từ 3,4 lên 3,8% so với cùng kỳ.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất