| Hotline: 0983.970.780

Chương trình Nhịp cầu Nhà nông:

Thay đổi tư duy, phương thức sản xuất của nông dân

Thứ Năm 09/07/2020 , 11:25 (GMT+7)

Hàng trăm câu hỏi của nông dân đặt ra liên quan đến sản xuất, tiêu thụ nông sản đã được các diễn giả giải đáp tại chương trình nhịp cầu nhà nông 2020.

Chương trình Nhịp cầu Nhà nông năm 2020 do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Hội Nông dân tỉnh An Giang tổ chức sáng 9/7, tại TP Long Xuyên, với sự tham gia của 300 đại biểu là chủ trang trại, doanh nghiệp và nông dân trong khu vực.

Bà Nguyễn Thị Yến, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp đánh giá, An Giang là tỉnh hàng đầu về sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, đặc biệt là cây lúa và nuôi trồng thủy sản cá tra, giá trị sản xuất không ngừng tăng lên.

Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước sông Mêkong, dịch bệnh gia tăng. Vì vậy, Nhịp cầu Nhà nông sẽ giúp nông dân gặp gỡ, giao lưu với các nhà khoa học, nhà quản lý để có thêm kiến thức phục vụ sản xuất bền vững, hiệu quả. Qua đó, thay đổi tư duy, phương thức sản xuất của nhà nông dân, thích ứng với điều kiện mới.

Nông dân An Giang tham gia chương trình đặt câu hỏi giao lưu với các nhà chuyên môn, cơ quan quản lý về lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân An Giang tham gia chương trình đặt câu hỏi giao lưu với các nhà chuyên môn, cơ quan quản lý về lĩnh vực nông nghiệp. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Hùng Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang, mục tiêu diễn đàn là tăng cường mối liên kết, tạo sân chơi, trao đổi kiến thức với các chuyên gia, hình thành sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững, hiệu quả hơn.

PGS.TS Mai Thành Phụng, An Giang là tỉnh dẫn đầu ĐBSCL về năng suất lúa, nhiều mô hình, tiến bộ kỹ thuật xuất phát từ An Giang như: cánh đồng lớn, cà phê khuyến nông… Khó khăn nông dân gặp phải hiện nay là cơ chế thị trường. Vấn đề đặt ra là sản xuất cây con gì, vừa trúng mùa vừa bán được giá, đảm bảo chất lượng để có thể vượt qua hàng rào kỹ thuật của các nước, xuất khẩu được thuận lợi.

Nhịp cầu Nhà nông 2020 chính là nơi sân chơi, kết nối nông dân với các chuyên gia, cơ quan chuyên môn, để tư vấn, giải đáp trục tiếp và nhanh nhất. Ảnh: Trung Chánh.

Nhịp cầu Nhà nông 2020 chính là nơi sân chơi, kết nối nông dân với các chuyên gia, cơ quan chuyên môn, để tư vấn, giải đáp trục tiếp và nhanh nhất. Ảnh: Trung Chánh.

Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân gặp phải rất nhiều vấn đề kỹ thuật cần được tư vấn, giải đáp thuộc các lĩnh vực như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, công nghệ sinh học. Nhịp cầu Nhà nông 2020 chính là sân chơi, kết nối nông dân với các chuyên gia, cơ quan chuyên môn, để tư vấn, giải đáp trực tiếp và nhanh nhất.

Xem thêm
Đào tạo giảng viên nguồn tiếp cận kỹ thuật sử dụng phân bón đúng

Khóa tập huấn giảng viên nguồn đầu tiên cho Dự án Sử dụng phân bón đúng chính thức khai giảng, truyền tải kiến thức, kỹ thuật về sử dụng phân bón đúng trong nông nghiệp.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Syngenta ra mắt giống ngô chuyển gen công nghệ kép chống sâu đục thân

Giống ngô NK6101BGT chuyển gen sử dụng 2 công nghệ Agrisure và Herculex với bộ gen kháng sâu BT11 và TC1507 đem lại tác động kép cùng với đó là năng suất cao.

Nhiều nước châu Á đã có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen

Nhiều nước Châu Á đã hoàn thiện khung pháp lý cho các loại cây trồng chỉnh sửa gen và đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ chỉnh sửa gen.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm