| Hotline: 0983.970.780

'Thay máu' cây điều

Thứ Ba 05/05/2015 , 06:10 (GMT+7)

Chương trình bình tuyển cây điều đầu dòng vừa được Sở NN-PTNT Lâm Đồng triển khai tại 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên - vùng điều trọng điểm của tỉnh.

Đây là một trong những hợp phần của dự án phát triển cây điều bền vững giai đoạn 2015 - 2020 tại Lâm Đồng. Cây điều tuy không còn là một trong những cây trồng đóng vai trò chính yếu như trước đây nhưng hiện vẫn được xếp ở một vị trí nhất định trong cơ cấu cây trồng, nhất là đối với 3 huyện phía nam của tỉnh.

3 huyện trên hiện có 13.500 ha điều (Đạ Huoai 6.400 ha, Cát Tiên 4.700 ha và Đạ Tẻh 2.400 ha) trong tổng số 16.000 ha điều của Lâm Đồng.

Trên thực tế, các vườn điều kinh doanh đã quá già cỗi, năng suất giảm đáng kể, lợi nhuận mang lại thấp hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác trên cùng một chân đất.

Theo đề án phát triển bền vững cây điều, 16.000 ha điều sẽ giảm xuống và ổn định ở mức 12.000 ha. 4.000 ha điều đã quá già cỗi hiện nay được quy hoạch ra ngoài vùng điều sẽ được chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng khác (chủ yếu là cây cao su).

Với 12.000 ha điều được ổn định vào năm 2020, một phần diện tích cũng được trồng xen với các loại cây trồng khác (nhất là cây ca cao); diện tích trồng điều thuần chiếm không đáng kể.

 Điều đáng quan tâm hơn cả là trên 1/3 diện tích được thay thế bằng giống điều cao sản hoặc ghép chồi từ các cây đầu dòng được chọn lựa và có “chứng chỉ” của cơ quan chức năng.

Đồng thời, toàn bộ diện tích từ điều ghép đến điều thay thế bằng giống cao sản đều được chăm sóc đúng kỹ thuật, nhất là kỹ thuật tỉa cành - tạo tán - bón phân... Hiện tại, vườn điều ở 3 huyện phía nam có năng suất bình quân chưa đến 0,8 tấn/ha, có nơi chỉ trên dưới 0,5 tấn/ha (phổ biến ở mức 6 tạ).

Trong vài năm gần đây, các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên đã đưa ra nhiều chương trình nhằm cải tạo vườn điều nhằm tăng năng suất để tăng thu nhập cho nông dân (chủ yếu là tỉa thưa, tạo tán, bón phân, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh...).

Nhờ đó năng suất bình quân đã được tăng lên, trong đó có một vài vườn điều vượt lên trên con số 1 tấn/ha.

Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm là việc cải tạo vườn điều không chỉ có tỉa thưa, tạo tán, bón phân... mà điều căn cơ nhất là tìm chồi cây giống đầu dòng để ghép cải tạo.

Cuối tháng 4/2015, từ 116 cây điều giống ưu tú, cơ quan chuyên môn đã tuyển chọn được 19 cây giống đầu dòng của 17 hộ dân ở Đạ Huoai (6 cây giống), Đạ Tẻh (5 cây) và Cát Tiên (8 cây) để phục vụ cho việc triển khai đề án phát triển cây điều bền vững.

19 cây điều giống đầu dòng này đáp ứng được các tiêu chuẩn chính như năng suất không thấp hơn 5 tấn/ha, tỷ lệ hạt tính trên 1 kg không quá 170 hạt, tỷ lệ nhân hơn 28%... Hy vọng đây sẽ là một trong những điều kiện thiết yếu để Lâm Đồng “thay máu” cây điều một cách triệt để!

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất