| Hotline: 0983.970.780

Thế giới đã nóng thế này bao giờ chưa?

Thứ Ba 24/09/2019 , 10:37 (GMT+7)

Câu trả lời là chưa. Theo báo cáo mới nhất của Nhóm Tư vấn khoa học trình Liên hợp quốc, trái đất đang tụt lại khá xa trong cuộc đua nhằm giảm thiểu những tác hại của khí hậu trước tình trạng ngày một nóng lên.

Giới trẻ thế giới xuống đường tuần hành trong ngày “Thứ Sáu vì Tương lai”.

Giai đoạn 5 năm kết thúc năm 2019 này được thừa nhận “nóng nhất lịch sử nhân loại” là nội dung chính trong báo cáo được trình ra hội nghị thượng đỉnh về khí hậu trái đất do Liên hợp quốc tổ chức, khai mạc thứ Hai (23/9) tại New York (Mỹ).

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres muốn hội nghị, quy tụ hơn 60 nguyên thủ các quốc gia, không chỉ tiếp tục chuỗi cam kết cắt giảm lượng khí thải hây hiệu ứng nhà kính mà còn nâng cao các “cam kết xanh”. Nhân vật quan trọng nhất, Tổng thống nước chủ nhà Donald Trump vắng mặt, hành động mà những người chỉ trích nhấn mạnh rằng đó là việc “tẩy chay” nội dung mà ông không muốn nước Mỹ dấn sâu vào.

Nhóm Tư vấn khoa học cho biết, báo cáo của họ “nhấn mạnh đến yêu cầu cấp thiết nâng cao hành động chắc chắn và hiệu quả để ngăn chặn tình trạng ấm lên của trái đất, hạn chế những tác động xấu nhất của biến đổi khí hậu”. Nhiệt độ bình quân giai đoạn 2015 - 2019 được Tổ chức Khí tượng thế giới ghi nhận cao nhất trong các chu kỳ 5 năm. “So với thời kỳ tiền công nghiệp (1850 - 1900) cao hơn 1,1oC và so với chu kỳ liền kề 2011 - 2015 cao hơn 0,2oC”, Tổ chức Khí tượng thế giới tham gia xây dựng dữ liệu cho báo cáo.

“Thế giới đang thua cuộc đua khí hậu”, Tổng Thư ký Guterres nói, và bổ sung rằng khoảng cách giữa những gì đang xảy ra và những chỉ tiêu phải có đang ngày một nới rộng. Đó là về mức khí thải CO2, thay vì phải được cắt giảm lại tăng 2% trong năm 2018, đạt mức cao kỷ lục là 37 tỷ tấn. Đó còn là các chỉ tiêu cam kết theo Thỏa thuận Paris 2015 về cắt giảm khí thải để giới hạn mức tăng nhiệt độ dưới 2oC, hay lý tưởng là 1,5oC so với thời kỳ tiền công nghiệp cũng không đạt được. Theo phân tích, dù có thực hiện được mức cắt giảm cam kết, nhiệt độ trái đất sẽ tăng 2,9 - 3,4oC. Do đó, báo cáo của Nhóm Tư vấn khoa học cho răng phải tăng gấp 3 lần cam kết may ra mới đạt được mức lý tưởng 1,5oC nói trên.

“Mức tín dụng CO2 phát thải mà chúng ta đưa ra đã đến mức đỉnh, nếu không giảm được thì trái đất sẽ nhìn thấy địa ngục”, giáo sư Dave Reay phụ trách Trung tấm quản lý Carbon thuộc Đại học Edinburgh (Anh) nhấn mạnh.

87 công ty, tập đoàn lớn nhất thế giới có tổng giá trị vốn hóa 2.300 tỷ USD cam kết điều chỉnh hành vi, đóng góp chung vào mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ lý tưởng là 1,5oC.

Chỉ số đo mức CO2 ghi nhận được vào năm 2018 là 407,8ppm, tăng 2,2ppm so với năm 2017 và dự báo sẽ lên mức 410ppm vào cuối năm nay. “Lần gần đây nhất khí quyển trái đất có chỉ số 400ppm là khoảng 3 - 5 tỷ năm trước”, theo báo cáo của Nhóm Tư vấn khoa học.

Ở thời điểm xa xôi đó, nhiệt độ trái đất tăng 2 - 3oC, băng ở 2 cực tan chảy và mực nước biển dâng cao 10 - 20m. Các số liệu mà nghiên cứu khoa học ghi nhận là băng ở Bắc cực sụt giảm 12% trong vòng 1 thập kỷ và tan chảy ở mức đó liên tục trong 40 năm qua, với 4 năm gần đây nhất luôn có tỷ lệ tan cao nhất. Ở Nam cực, giai đoạn 1979 - 2017 cũng có lượng băng tan đều đặn mỗi năm và chu kỳ 5 năm qua là nghiêm trọng nhất.

Mực nước biển dâng và ngày một cao hơn còn là hệ quả của quá trình axit hóa không khí. Biểu hiện là những đợt nóng trong vài năm gần đây có yếu tố “cực độ”, ảnh hưởng cả 5 châu lục và xác lập mức nóng kỷ lục mà thế giới từng ghi nhận hay xác định được qua nghiên cứu khoa học. Mùa hè năm 2019 có tháng 7 là tháng nóng nhất từ trước đến nay, thậm chí còn gây ra những vụ cháy rừng tàn phá chưa từng có ở Bắc cực.

 

Thứ Sáu tuần trước, giới trẻ toàn cầu đã cùng xuống đường kêu gọi bảo vệ khí hậu trái đất. 350.org, tổ chức đứng ra vận động các cuộc tuần hành chung sáng kiến “Thứ Sáu vì Tương lai” nói rằng có 5.800 sự kiện diễn ra ở 163 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cuộc tuần hành đầu tiên diễn ra đồng loạt ở 3 đảo quốc trên Thái Bình dương là Vanuatu, Solomons và Kiribati. Các khẩu hiệu gây được chú ý nhất có “Không có hành tinh B”, “Làm trái đất vĩ đại trở lại”, “Bỏ quên trái đất tệ hơn bỏ học”.

Tại New York (Mỹ), nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh về khí hậu trái đất do Liên hợp quốc tổ chức, 1,1 triệu học sinh được phép nghỉ học để tham gia tuần hành.

Các đảng tham gia Chính phủ Đức đạt được thỏa thuận về chống tình trạng nóng lên trên toàn cầu vào phút chót trước khi Thủ tướng Angela Merkel lên đường đi New York dự các hội nghị của Liên hợp quốc.

Thỏa thuận bao gồm một gói giải pháp có kinh phí lên tới 54 tỷ EUR, trong đó lần đầu tiên cho phép thành lập thị trường mua bán chứng chỉ khí thải tại các ngành giao thông và cung cấp năng lượng sưởi ấm. Đây là hai ngành đóng góp 1/3 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ở Đức.

Điều này phản ánh sự chuyển đổi quan điểm đáng chú ý của Đức, vốn trước đây chỉ cho phép mua bán chứng chỉ tại các ngành sản xuất công nghiệp.

Thỏa thuận cũng lùi thời điểm từ năm 2020 sang năm 2030 để Đức đạt được mục tiêu cắt giảm 55% lượng khí thải so với mức năm 1990.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất