| Hotline: 0983.970.780

Thêm động lực phát triển nghề cá tỉnh Khánh Hòa

Thứ Sáu 31/07/2020 , 06:40 (GMT+7)

Trung tâm Nghề cá lớn tỉnh Khánh Hòa khi hoàn thành sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển nghề cá khu vực Nam Trung Bộ nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng.

Hiện giai đoạn 1 của dự án Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Khánh Hòa đang triển khai. Ảnh: KS.

Hiện giai đoạn 1 của dự án Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Khánh Hòa đang triển khai. Ảnh: KS.

Đó là chia sẻ của ông Võ Nam Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Khánh Hòa với Báo NNVN và cho biết, cùng với đó khi hình thành cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ, hiện đại sẽ giúp các tàu đánh bắt giảm rủi ro, tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao đời sống cho ngư dân; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Theo Sở NN-PTNT Khánh Hòa, quy hoạch hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 12/11/2015.

Theo đó, cho phép triển khai dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghề cá lớn tỉnh Khánh Hòa thuộc phường Cam Linh (TP Cam Ranh). Và, đây cũng là bước đầu thí điểm để triển khai cho các trung tâm khác còn lại trên cả nước.

Để thực hiện dự án trên, UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT triển khai. Kết quả, dự án đã thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt và công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào năm 2016.

Dự án có tổng diện tích 65,49ha, với 50ha mặt nước và 15,49ha mặt đất, công suất tàu cập cảng 2.000 CV, công suất khu bến cá 120.000 tấn cá/năm.

Cũng theo Sở NN-PTNT, dự án Cảng cá động lực được chia làm 2 giai đoạn đầu tư. Giai đoạn 1 hiện đang triển khai thi công có tổng mức đầu tư khoảng 171 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách trung ương là 151 tỷ đồng và ngân sách địa phương 20 tỷ đồng.

Giai đoạn này sẽ đầu tư gồm các hạng mục như san lấp, nạo vét khu nước trước bến và vũng quay tàu; xây dựng khu cầu cảng, bến liền bờ, kè bảo vệ bờ; xây dựng một phần hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: đường bãi sau bến kết nối cảng cá Đá Bạc, hệ thống cấp nước, cấp điện, thoát nước mưa và thoát nước thải, hệ thống mái che bến…

Còn giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư khoảng 470 tỷ đồng đầu tư xây dựng các hạng mục như: Bến nhô, nạo vét luồng, các công trình hạ tầng kỹ thuật…

Theo ông Võ Nam Thắng, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, dự án đã được bố trí vốn là 64,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 20 tỷ đồng, ngân sách trung ương chỉ bố trí 44,5 tỷ đồng.

Trên cơ sở nguồn vốn này, Sở đã phân kỳ kế hoạch thực hiện đầu tư dự án và trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (đợt 1), để có cơ sở triển khai thực hiện các hạng mục như: san lấp, nạo vét, kè bờ, nhà bảo vệ, cổng tường rào, cấp thoát nước.

Tuy nhiên do nguồn vốn bố trí chưa đủ như ban đầu nên Sở đã phối hợp cùng với Sở Kế hoạch - Đầu tư báo cáo, tham mưu UBND tỉnh trình lên Thủ tướng Chính phủ kiến nghị bố trí vốn để triển khai hoàn thành dự án (giai đoạn 1).

Bên cạnh đó, để hoàn thành dự án Trung tâm Nghề cá lớn của tỉnh, Sở NN -PTNT cũng đã tham mưu văn bản trình UBND tỉnh đề xuất gửi Bộ NN-PTNT để tổng hợp, tham gia vào tổng thể của dự án Phát triển thủy sản bền vững (SFDP) vay vốn Ngân hàng Thế giới.

Được biết, hiện đề xuất trên đã được Bộ NN-PTNT hoàn thiện gửi Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề xuất.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm