| Hotline: 0983.970.780

Thêm giống lúa lai 2 dòng ở Thanh Hóa

Thứ Hai 13/09/2010 , 10:48 (GMT+7)

Ngày 10/9, Viện Nghiên cứu lúa thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Sở NN-PTNT Thanh Hóa tổ chức “Hội nghị đánh giá một số giống lúa lai mới vụ mùa 2010”.

Ngày 10/9, Viện Nghiên cứu lúa thuộc Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Sở NN-PTNT Thanh Hóa tổ chức “Hội nghị đánh giá một số giống lúa lai mới vụ mùa 2010”.

Gần 200 đại biểu, các nhà khoa học đã tiến hành tìm hiểu và thẩm định kết quả khảo nghiệm giống lúa lai mới Thanh ưu 3 được trồng khảo nghiệm tại xã Văn Lộc (Hậu Lộc) và xã Hoằng Vinh (Hoằng Hóa). Đây là giống lúa lai 2 dòng mới do Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa lai tạo.

Ông Nguyễn Văn Tâm - GĐ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng KHKT giống cây trồng nông nghiệp Thanh Hóa  cho biết: “Thanh Ưu 3 được chúng tôi tiến hành lai tạo từ năm 2006, các vụ sau đó được khảo nghiệm tại 6 tỉnh: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hưng Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và đã khẳng định nhiều ưu điểm. Các kết quả khảo nghiệm cấp Quốc gia cho thấy Thanh ưu 3 có triển vọng ở cả 2 vụ xuân và mùa. Thời gian sinh trưởng của giống mới này trong vụ mùa chỉ từ 96 đến 102 ngày, cây thấp gọn, đẻ nhánh khá.

Đặc biệt, Thanh ưu chống chịu khá với nhiều loại sâu bệnh như cuốn lá, đục thân, rầy, đạo ôn, khô vằn... Qua thực tế, loại lúa lai này có bông to, hạt xếp sít, tỷ lệ hạt chắc cao, năng suất trung bình từ 63 đến 65 tạ/ha, canh tác tốt có thể đạt 70 tạ/ha”.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất