| Hotline: 0983.970.780

Thêm nhiều trường hợp bị ngộ độc vì thuốc trừ cỏ

Thứ Hai 02/04/2012 , 10:11 (GMT+7)

Đã có thêm 2 trường hợp bị ngộ độc nghiêm trọng, phải nhập viện sau khi tiếp xúc với thuốc trừ cỏ cho sắn (mì).

* Cty cung ứng thuốc trừ cỏ từng bị nông dân kiện
* Cục BVTV: Thuốc trừ cỏ rất ít khi gây ngộ độc 

Hôm qua, ông Đinh Tấn Bắc – Phó chủ tịch UBND xã Sơn Kỳ, huyện Sơn Hà (tỉnh Quảng Ngãi) cho NNVN biết, đã có thêm 2 trường hợp bị ngộ độc nghiêm trọng, phải nhập viện sau khi tiếp xúc với thuốc trừ cỏ cho sắn (mì).

>> Phun thuốc diệt cỏ, 2 người chết, 7 người mờ mắt

Nạn nhân mới nhất phải chuyển xuống Trạm y tế xã Sơn Kỳ để điều trị khẩn cấp vào chiều ngày 31/3 là vợ chồng chị Đinh Thị Nhiên (thôn Nước Lá, xã Sơn Kỳ). Trong ngày 31/3, chị Nhiên cùng chồng lên rẫy phun thuốc trừ cỏ cho sắn, đến chiều cùng ngày thì cả hai đều có triệu chứng nôn mửa dữ dội, da tái mét, mắt bị mờ, riêng chị Nhiên có triệu chứng nhiễm độc nặng hơn, mắt bị đỏ rất nặng, đau buốt. Hiện tại, chị Nhiên vẫn đang phải điều trị tại Trạm y tế xã Sơn Kỳ.  

Hai mẹ con chị Đinh Thị Lê (vợ của nạn nhân đã tử vong là anh Đinh Văn Túc)

Trước đó, như NNVN ngày 29/3 đã đưa tin, từ khoảng giữa tháng 3/2012 tại xã Sơn Kỳ, đã có 9 nông dân sau khi phun, hoặc tiếp xúc với thuốc trừ cỏ trên các rẫy sắn đã đồng loạt bị ngộ độc nghiêm trọng với các triệu chứng nôn mửa, đau, đỏ và mờ mắt. Trong đó, có hai nạn nhân là anh Đinh Văn Túc và bà Đinh Thị Đát, cùng ở thôn Làng Riềng, xã Sơn Kỳ (anh Túc là con rể bà Đát) đã được xác định chính xác bị tử vong do ngộ độc thuốc trừ cỏ sau khi phun và tiếp xúc với thuốc.

Một trường hợp khác là chị Đ.T.X (đội 1, thôn Làng Riềng) đang mang thai, từng đi theo chồng phun thuốc diệt cỏ, sau đó đã bị hư thai (nguyên nhân có phải do nhiễm độc thuốc trừ cỏ hay không chưa được xác định). Như vậy tính đến ngày hôm qua (1/4), tại xã Sơn Kỳ đã có tổng cộng 2 người chết và 11 người bị ngộ độc nặng do tiếp xúc với thuốc trừ cỏ cho sắn. Ngoài hai ca tử vong và một ca đang điều trị tại Trạm y tế xã Sơn Kỳ, các nạn nhân bị ngộ độc khác hiện đã qua cơn nguy kịch và xuất viện về điều trị tại nhà. 

Ông Đinh Tấn Bắc – Phó chủ tịch UBND xã Sơn Kỳ cho biết thêm, do từ năm 2010 giá sắn tăng cao, nên nông dân tại xã đã mở rộng diện tích sắn rất lớn. Hiện tại, toàn xã đã có hơn 500 hecta sắn. Do diện tích sắn ngày càng lớn, không thể làm cỏ thủ công như trước đây nên chỉ từ hai năm trở lại đây, nông dân trong xã mới bắt đầu chuyển sang phun thuốc để trừ cỏ (diệt cỏ tranh) cho các rẫy sắn. Cũng theo ông Bắc thì lâu nay, nông dân trong xã vẫn sử dụng rất phổ biến một loại thuốc trừ cỏ có mùi rất hôi để phun cho lúa, nhưng chưa từng ghi nhận trường hợp nào bị hiện tượng ngộ độc tương tự như thời gian vừa qua. Điểm khác biệt là loại thuốc trừ cỏ cho sắn mà nông dân xã Sơn Kỳ sử dụng là dạng nước đóng chai, không hề có mùi hôi.

Sau khi xẩy ra đồng loạt các vụ ngộ độc, Trạm BVTV huyện đã về xã Sơn Kỳ kiểm tra và lấy mẫu thuốc BVTV trừ cỏ cho sắn đã được người dân sử dụng. Theo đó, loại thuốc trừ cỏ này có tên là KANUP 480SL, có xuất xứ từ Mỹ, do Cty TNHH Việt Thắng (Vithaco, địa chỉ 398, đường Xương Giang, phường Ngô Quyền, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) NK và sang chai.

Theo thông tin mà NNVN được biết thì vào cuối năm 2010, Cty TNHH Việt Thắng cũng đã từng bị nhiều nông dân trồng hoa ở phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) gửi đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng về chất lượng sản phẩm do Cty này cung ứng. Nguyên nhân là sau khi sử dụng thuốc BVTV Daconil 75WP của Cty này phun cho hoa cúc, đã xẩy ra hiện tượng hoa cúc bị chết hàng loạt.

+ Quảng cáo sản phẩm trên website: “Sieuthinongnghiep.com”, thuốc trừ cỏ KUNUP 480SL có thể tích 480 ml/chai, do hãng SX là Cty Việt Thắng Bắc Giang (Vithaco), có thành phần hoạt chất là Glyphosate IPA Salt 480gr/l. Thuốc có công dụng trừ cỏ nội hấp không chọn lọc sau khi cỏ nảy mầm trên đất không trồng trọt, diệt nhiều loại cỏ hằng năm, cỏ nhiều năm cho cây ăn quả, cây công nghiệp... như cỏ tranh, cỏ gấu, cỏ trinh nữ, cỏ đồng tiền và các loại cỏ khác. Theo hướng dẫn sử dụng thì thuốc pha với nước sạch, dùng các dụng cụ phun làm bằng nhôm, đồng, đồng thau, sắt không gỉ, nhựa để phun. Đối với loại cỏ tranh (cỏ mà nông dân xã Sơn Kỳ phun thuốc để trừ cỏ cho sắn), nhà SX cho biết liều lượng thuốc là 4,5 lít thuốc/6hecta, liều pha ở mức 600-800 lít nước/hecta, phun khi cỏ cao 15-20cm. 

+ Trao đổi với NNVN chiều qua, ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục BVTV cho biết, sau khi nhận được thông tin về vụ ngộ độc vì thuốc BVTV tại Quảng Ngãi, Cục đã giao cho Thanh tra Cục BVTV phối hợp với Chi cục BVTV Quảng Ngãi điều tra xác minh làm rõ nguyên nhân, hiện vẫn chưa có báo cáo chính thức từ phía Chi cục BVTV Quảng Ngãi. Theo ông Hồng, các loại thuốc BVTV thường có độc tính rất thấp, và rất ít khi xẩy ra hiện tượng ngộ độc nghiêm trọng như tại Quảng Ngãi vừa qua. Vì vậy vụ việc trên Cục BVTV sẽ rốt ráo điều tra làm rõ. Được biết, hiện Chi cục BVTV Quảng Ngãi và UBND huyện Sơn Hà cũng đã có công văn đề nghị chính quyền xã Sơn Kỳ chỉ đạo nông dân ngưng phun thuốc trừ cỏ cho sắn để điều tra sự việc.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm