| Hotline: 0983.970.780

Thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp: Nước đã đến chân

Thứ Tư 29/06/2011 , 09:04 (GMT+7)

Thời gian thực hiện đã cận kề, nhưng xem ra, chương trình này vẫn còn nhiều vướng mắc, ngổn ngang...

Từ 1/7 tới đây, nhiều sản phẩm BHNN sẽ được triển khai thí điểm

Từ 1/7 tới, quyết định 315 của Chính phủ về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) sẽ chính thức có hiệu lực. Thời gian thực hiện đã cận kề, nhưng xem ra, chương trình này vẫn còn nhiều vướng mắc, ngổn ngang.

DN chưa mặn mà

Với số dân trên 70% làm nông nghiệp và sống tại nông thôn, thị trường cho mảng dịch vụ BHNN rất rộng lớn. “Trong khi đó, theo quyết định thí điểm BHNN, ngân sách nhà nước hàng năm chỉ dành từ 200 tỷ đồng đến 400 tỷ đồng để hỗ trợ nông dân đối phó dịch bệnh, thì sợ rằng khó triển khai thành công ở 20 tỉnh, TP”, ông Phùng Đắc Lộc, TTK Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, lo ngại.

Một khó khăn nữa của việc triển khai BHNN là, tuy mốc 1/7 đã cận kề, song xem ra, sự chuẩn bị của các DN tham gia thị trường này gồm Bảo Việt, Bảo Minh và TCty CP Tái Bảo hiểm quốc gia Việt Nam vẫn còn ngổn ngang. Ông Nguyễn Xuân Thủy, Phó TGĐ Bảo hiểm Bảo Việt cho biết, để triển khai thí điểm BHNN còn rất nhiều việc phải làm. Là một DN lớn trên thị trường, Bảo Việt sẽ tham gia nhưng để có con người và bộ máy làm BHNN, vẫn cần thời gian chuẩn bị. “Bản thân chi nhánh tại các địa phương chỉ có vài chục người nhưng đang làm rất nhiều nghiệp vụ. Trong khi đó, BHNN khá mới nên sẽ cần đầu tư nguồn nhân lực”, ông Thủy cho biết.

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Minh, GĐ Ban quản lý nghiệp vụ bảo hiểm (Bảo Minh) cho biết, BHNN là một sản phẩm bảo hiểm truyền thống nằm trong số hơn 500 sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ hiện hành trên thị trường bảo hiểm thế giới (bao gồm trên 250 sản phẩm bảo hiểm tài sản, gần 200 sản phẩm bảo hiểm con người và xấp xỉ 100 sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm). Tại thời điểm này, ở Việt Nam, BHNN là sản phẩm bảo hiểm khách hàng cần nhưng DN bảo hiểm chưa cần. “Tuy số lượng khách hàng đông đảo song trình độ dân trí, nhất là hiểu biết về bảo hiểm, chưa cao. Khó khăn lớn mà DN bảo hiểm gặp phải là thuyết phục khách hàng tham gia bảo hiểm. Nếu phí bảo hiểm quá cao thì khách hàng không đủ khả năng tài chính. Con phí thấp thì làm khó cho DN, vì đối với DN, BHNN là nghiệp vụ kinh doanh, không phải là công tác từ thiện xã hội”, ông Minh chia sẻ.

Trao đổi với NNVN, một chuyên gia bảo hiểm cho rằng, không có nhiều DN bảo hiểm phi nhân thọ hào hứng với BHNN mặc dù đầu vào đã được bao tiêu (Chính phủ hỗ trợ phí cho người mua). Bởi khi thiên tai xảy ra, thiệt hại trong nông nghiệp sẽ rất lớn và không phải DN nào cũng đủ khả năng bồi thường. Các DN bảo hiểm làm kinh doanh chịu sức ép của cổ đông và họ không thể tham gia vào lĩnh vực quá rủi ro. Theo ghi nhận NNVN, điều mà nhiều DN bảo hiểm bận tâm là sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam vẫn manh mún, nhỏ lẻ, việc đánh giá thiệt hại theo những chỉ số nào là cả vấn đề lớn. Để thực hiện thành công lĩnh vực bảo hiểm này, rất cần sự cam kết hỗ trợ của Nhà nước, bởi khi rủi ro xảy ra, DN bảo hiểm là người gánh chịu

Không thể nôn nóng làm đại trà

Trong cuộc hội thảo về xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện BHNN mới đây do Bộ NN-PTNT tổ chức, đa số các tỉnh được chọn thí điểm BHNN đều cho rằng, điều khó nhất để BHNN thành hiện thực là phải xác định đúng, chính xác thiệt hại để cả người sản xuất và các DN tham gia bảo hiểm không thua lỗ. Nếu làm không khéo, bảo hiểm chỉ hướng đến sản xuất quy mô lớn, thì đối tượng nghèo sẽ bị loại ra. Còn nếu triển khai rộng rãi, làm đại trà thì BHNN khó khả thi.

Giải đáp thắc mắc này, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng cho rằng, đồng thời phải chọn đối tượng và vùng miền tham gia BHNN cho phù hợp. “Triển khai BHNN chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc thí điểm BHNN lần này khác với những lần trước. Đây là lần đầu tiên BHNN được làm một cách bài bản, chặt chẽ. Nếu các địa phương chọn đối tượng phù hợp, chính xác cộng với sự vào cuộc quyết tâm của các DN bảo hiểm thì việc triển khai BHNN lần này sẽ thành công”- Thứ trưởng Hùng nhận định. Đầu tiên, các địa phương phải chọn đúng địa bàn thí điểm có tính khả thi cao để sau này nhân rộng ra. Phải chọn những vùng sản xuất tập trung, không lựa chọn hình thức phân tán.

“Dự kiến, trong tháng 7 tới đây, Bộ NN-PTNT sẽ hoàn thành thông tư hướng dẫn và tổ chức họp với các tỉnh theo nhóm sản phẩm bảo hiểm để triển khai thực hiện”, Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng cho biết.

Về phía Bộ Tài chính, trao đổi với NNVN, ông Trịnh Thanh Hoan, Cục trưởng Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, Bộ này đang tính toán rất kỹ mức thu, mức chi bảo hiểm, hình thành được các Quỹ bảo hiểm. Trong quỹ đó tính rõ phần của dân, phần của DN và phần của Nhà nước. “Hiện nay, có nhiều cách để thành lập Quỹ bảo hiểm. Chẳng hạn, với loại hình sản xuất lúa ở ĐBSCL, hàng năm chúng ta XK 6,8 triệu tấn lương thực. Nếu mỗi 1kg gạo XK, chỉ cần đóng 10 đồng bảo hiểm thôi thì một năm Quỹ bảo hiểm có 68 tỷ đồng. Cứ 1 tấn lúa đóng 50 đồng bảo hiểm thì cộng hai khoản này cũng được trên 100 tỷ đồng. Đây là hình thức để DN có thể tham gia vào bảo hiểm, góp phần tạo ra sự ổn định cho sản xuất nông nghiệp thông qua bảo hiểm. Phải hình thành được những loại quỹ như thế mới mang tính ổn định lâu dài được”- ông Hoan đánh giá.

Cũng theo Thứ trưởng Hồ Xuân Hùng, một điểm khó khăn hiện nay là còn khá nhiều nông dân chưa hiểu gì về BHNN. Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền về công tác này, nhất là với những tỉnh trọng điểm. Bản thân tỉnh đó cũng phải chọn những vùng điểm, địa bàn điểm để làm. Làm ở địa bàn nào phải nói cho dân rõ. Đồng thời phải tuyên truyền cho người dân rõ nếu làm tốt trong quá trình chăn nuôi thì có lợi hơn so với nhận bảo hiểm, tránh tư tưởng muốn lấy tiền bảo hiểm mà con người để xảy ra dịch bệnh là rất nguy hiểm.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm