| Hotline: 0983.970.780

Thị sát vùng trồng ca cao

Thứ Năm 09/01/2014 , 09:56 (GMT+7)

Vừa qua một cuộc khảo sát của Tổ chức ACDI/VOCA được tiến hành để tìm hiểu lý do vì sao người dân chặt bỏ ca cao cũng như vì sao họ giữ lại...

Vừa qua một cuộc khảo sát của Tổ chức ACDI/VOCA được tiến hành tại các hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre để tìm hiểu lý do vì sao người dân chặt bỏ ca cao cũng như vì sao họ giữ lại...

VÌ SAO CA CAO BỊ CHẶT BỎ?

Theo bà Melissa A. Schweisguth, chuyên viên nghiên cứu của ACDI/VOCA, kết quả khảo sát 68 hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre, bên cạnh khó khăn do điều kiện tự nhiên, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, người trồng ca cao hiện đối mặt với tình trạng thiếu hiểu biết về kỹ thuật, thiếu vốn và thiếu thông tin… Thực tế trong thời gian qua, những hộ dân canh tác trên quy mô nhỏ ít hơn 500 cây đã tự chặt bỏ ca cao trong vườn của họ.

Còn đối với các hộ dân khác vẫn tiếp tục trồng ca cao là do có sự hỗ trợ giống, phân bón và được tư vấn kỹ thuật. Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy, đa phần những hộ dân không chặt bỏ ca cao vì có diện tích vườn lớn với quy mô trồng từ 500 - 600 cây ca cao trở lên. Bà Melissa A. Schweisguth cho biết: “Ghi nhận thực tế của chúng tôi ở hầu hết những hộ dân có trên 500 cây ca cao thì họ không có ý định chặt bỏ kể cả khi vào thời điểm giá xuống thấp, vì cây trong vườn đang cho trái thu hoạch ổn định”.


Khảo sát vùng trồng ca cao Tây Nguyên

Theo bà, đa phần những hộ dân được phỏng vấn đều xem nông nghiệp là nguồn thu nhập chính nên khi giá bán của một loại cây trồng nào đó xuống thấp thì họ thường có tâm lý muốn chặt bỏ cây trồng ấy để chuyển sang cây trồng khác có giá trị cao hơn. “Điều này cũng dễ hiểu vì người dân sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ vườn cây nên họ không muốn trồng một loại cây nhất định mà muốn trồng nhiều loại khác nhau để tránh bị rủi ro", bà  Schweisguth nói.

Trong 68 hộ dân nằm trong đợt khảo sát này tại hai tỉnh trên, có 70% hộ hiện đang giữ lại vườn ca cao và 30% hộ dân đã chặt bỏ hoặc bỏ mặc cho cây ca cao chết.

KHẢO SÁT NHỮNG “ĐIỀM NÓNG”

Theo khảo sát thực tế tại hai tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông, có hơn 70% diện tích ca cao có quy mô nhỏ hơn 1 ha, do đó người trồng khó áp dụng tiến bộ kỹ thuật. Chất lượng ca cao không ổn định do được lên men và bảo quản bằng nhiều phương pháp và điều kiện khác nhau. Ca cao không được xem là nguồn thu nhập chính, quy mô lại nhỏ nên chưa được đầu tư đúng mức. 

Kết quả khảo sát về những khó khăn trong sản xuất ca cao ở 2 tỉnh này cho thấy, đến 85% người nông dân thiếu hiểu biết về kỹ thuật; 75% cho rằng có khó khăn từ sâu bệnh; 81% thiếu vốn; 80% bị ảnh hưởng xấu của thời tiết và 75% thiếu thông tin về giống ca cao. Đồng thời, người dân cũng gặp khó khăn trong thực hiện quy trình canh tác và kỹ thuật chế biến; thiếu kinh nghiệm trong sản xuất ca cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất như tỷ lệ cây ca cao chết nhiều, khó phòng trừ sâu bệnh, sử dụng phân bón nhiều, chi phí sản xuất cao.

Hầu hết nông dân áp dụng kỹ thuật trồng cà phê cho cây ca cao, sử dụng cây giống không rõ nguồn gốc chiếm tỷ lệ cao dẫn đến kết quả cây nhanh bị thoái hóa, sâu bệnh, cho năng suất thấp. Lên men quy mô nhỏ lẻ, chất lượng không đều, chưa có đơn vị nào kiểm soát chất lượng lên men hạt ca cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ca cao tham gia liên kết với nông dân theo hình thức ký hợp đồng còn hạn chế và hệ thống thu mua ca cao thường ở xa nơi sản xuất.

Chưa bao giờ lại có nhiều dự án nước ngoài đổ dồn vào VN để khuyến khích nông dân trồng ca cao như lúc này. Các tập đoàn tên tuổi như Cargill, Mars, Puratos Grand Place... không chỉ thu mua ca cao mà còn hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, cung ứng giống, phân bón thông qua việc hợp tác hình thành các trung tâm phát triển ca cao. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ sô cô la, sản phẩm chế biến từ ca cao đang có xu hướng tăng lên ở châu Á. Vậy nhưng đến lúc này cây ca cao vẫn bị coi là cây cho thu nhập phụ và chỉ thích hợp cho… vùng nghèo.

Theo các chuyên gia, vì tâm lý đó nên bà con chưa đầu tư đúng mức khiến hiệu quả thấp. Nhà nước cũng chưa có chính sách cụ thể cho cây ca cao như một số cây trồng khác, đặc biệt vấn đề vốn, cơ chế bình ổn giá, hỗ trợ rủi ro... Tuy nhiên, ông Đinh Hải Lâm, GĐ Chương trình Phát triển ca cao Việt Nam cho rằng, sản xuất ca cao của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội, như nhu cầu tiêu thụ ca cao đang tăng mạnh, đặc biệt là tại châu Á. 

Dự báo vào năm 2020, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng một triệu tấn ca cao do nhu cầu tăng cộng với sự sụt giảm về sản lượng của các nước như Ghana, Bờ Biển Ngà, Indonesia... Theo ông Lâm, nông dân cần bình tĩnh, tiến hành thâm canh tăng năng suất, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trồng xen, giảm chi phí, hạ giá thành, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm ca cao Việt Nam trên thị trường.

Bộ NN-PTNT cũng đã có kế hoạch phát triển ca cao với mục tiêu đến năm 2015 trồng 33.500 ha, sản lượng hạt khô lên men 25.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 60 - 70 triệu USD/năm. Nhưng nếu không có chiến lược cụ thể thì người trồng ca cao sẽ tiếp tục cảnh nghèo như hiện nay.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, tính đến hết tháng 9/2013 cả nước có khoảng 3.600 ha ca cao bị chặt bỏ. Nguyên nhân là do giá mua trái ca cao tươi chỉ ở mức 3.000 đồng/kg. Từ đầu tháng 10/2013 giá ca cao đã tăng trở lại và đạt mức trên dưới 5.000 đồng/kg trái tươi nên hầu như không có thêm diện tích ca cao bị chặt bỏ nữa.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm