| Hotline: 0983.970.780

Thí sinh đi thi bằng đầu gối muốn truyền cảm hứng cho người khuyết tật

Thứ Hai 25/06/2018 , 16:58 (GMT+7)

Bị dị tật bẩm sinh cướp đi đôi chân lành lặn, nhưng Phạm Thị Thu Thủy (sn 1997) quyết không đầu hàng số phận. Em muốn truyền cảm hứng tới các bạn cùng cảnh ngộ với mình để cuộc sống trở lên tốt đẹp hơn, vui tươi hơn.

Phạm Thị Thu Thủy cùng cô bạn thân tên Phùng Thị Ngọc Nhi vui vẻ ra về

Kết thúc môn thi Ngữ Văn tại điểm thi THCS Colette (quận 3, TP.HCM), Thủy và bạn rời phòng thi khá muộn bởi việc đi lại của em rất khó khăn, phải chờ các bạn ra về để tránh va chạm. Nhìn những bước đi chậm chạp từ 2 đầu gối Thủy giữa trời nắng Sài Gòn mà nhiều phụ huynh không khỏi chạnh lòng. Nhưng em vẫn tươi cười nắm tay bạn bước qua đường.

Em kể, từ nhỏ, em lớn lên trong Trung tâm Nuôi dưỡng Bảo trợ trẻ em Tam Bình (phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM). Đến khi 12 tuổi, em được chuyển đến làng trẻ Hòa Bình (tại BV Từ Dũ TP.HCM). Ngoài sinh hoạt ở làng trẻ, em được hỗ trợ tham gia các lớp học văn hóa tại Trung tâm Bảo trợ Dạy nghề và Tạo việc làm cho người khuyết tật TP.HCM (215 Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM). Với em, đây chính là gia đình, là nơi ôm ấp vỗ về cho em khi thiếu vắng vòng tay ấm áp từ đấng sinh thành.

“Em may mắn được sống trong tình yêu thương của các mẹ nuôi (y, bác sỹ tại bệnh viện Từ Dũ), và sự đồng cảm, tương thân tương ái của gần 60 anh chị, bạn bè hiện đang sinh sống trong làng trẻ Hòa Bình. Nhiều năm qua, đều đặn mỗi ngày em được một người anh cùng cảnh ngộ trong làng trẻ chở đến lớp bằng xe 3 bánh với đoạn đường đến trường 3km dù trời có mưa hay nắng”.

 Hôm nay đi thi, Thủy mang theo tất cả tình cảm, niềm tin và hi vọng của đại gia đình hơn 60 người để bước vào phòng thi đầy tự tin dù đôi đầu gối nhỏ nhắn cố bước từng bước nhỏ.

Phạm Thị Thu Thủy vui vẻ sau khi hoàn thành bài thi môn Ngữ Văn
Phạm Thị Thu Thủy được một bạn chở đến điểm thi

Khi được hỏi về môn Ngữ Văn, Thủy nói: “Em thấy đề Văn rất hay, sát với thực tế, đặc biệt là phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Tuy đây không phải là thế mạnh nhưng em đã cố gắng hết sức và làm bài theo cảm nhận của riêng mình.

Uớc mơ của em là trở thành một giáo viên dạy trẻ đặc biệt nên em chọn thi khối Khoa học xã hội. Ngoài mong ước có công việc phù hợp để có thể nuôi sống bản thân thì mong muốn lớn hơn của em là góp phần truyền cảm hứng cho những người không may bị khuyết tật như em. Nên em sẽ cố gắng hết sức, dù gặp khó khăn em vẫn luôn cười tươi và dũng cảm đối mặt để vượt qua. Bản thân mình dễ gục ngã thì sao có thể truyền cảm hứng cho người cùng cảnh ngộ vươn lên được!”./.

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất