| Hotline: 0983.970.780

Thi tiên Lý Bạch

Thứ Tư 18/04/2012 , 10:49 (GMT+7)

Xin cho biết đôi nét về thi tiên Lý Bạch, người được coi là một trong tứ trụ của thơ Đường?

* Xin cho biết đôi nét về thi tiên Lý Bạch, người được coi là một trong tứ trụ của thơ Đường?

Đinh Đức Hòa, Kiến Xương, Thái Bình

Theo nhà báo Nguyễn Chu Nhạc thì trong số đó, 3 vị Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy chịu ảnh hưởng của Nho-Phật, riêng Lý Bạch lại là Nho-Đạo giáo, nghĩa là ông thi thư theo nho giáo, song lại nghiêng về Lão Trang, thích ngao du thưởng ngoạn, tu tiên... Hiểu chung về Lý Bạch là vậy, song cuộc đời ông lắm truân chuyên, quan trường đã trải, tù tội cũng từng...

Lý Bạch, tự Thái Bạch ( 701-762), gốc gác mãi vùng Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc), đến đời nhà Tùy, thì tổ tiên rời đến sinh sống tại đất Ba Thục (nay là tỉnh Tứ Xuyên ). Làng quê ông có tên là Thanh Liên, vì thế, ông lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Từ năm 25 tuổi, ông bất đầu ngao du khắp chốn, mong được thi thố tài năng, song mãi đến năm 42 tuổi mới được người quen tiến cử vào kinh đô Tràng An.

Vua Đường Huyền Tông phục tài năng của Lý Bạch, song lại không mấy ưa tính tình phóng khoang, ngạo mạn, không câu nệ trên dưới của ông, nên chỉ coi là thanh khách, dùng để xướng họa thơ phú làm vui. Vì thế, ông sinh chán ngán, bỏ triều mà dấn vào cuộc đời phiêu lãng, thù tạc, say sưa tửu nguyệt, thi họa làm vui... Về cuộc đời riêng tư, ông lấy 2 người vợ; họ Hứa - họ Tống, đều là con cháu nội tộc của 2 vị quan đầu triều Đường (họ Hứa - họ Tống )- Cả hai lần lấy vợ, Lý Bạch đều ở rể (quan niệm cũ, ai ở rể đều bị coi thường), song ông không quan tâm, câu nệ. Loạn An Lộc Sơn và Sử Tư Minh xảy ra, ông theo phù hoàng tử Lý Lân. Khi ấy, vua Đường Huyền Tôn bỏ kinh đô Tràng An, chạy loạn vào Ba Thục.

Thái tử Lý Hanh lên ngôi vua, phong cha là Huyền Tôn làm Thái thượng hoàng, liền xảy ra mâu thuẫn giữa Lý Hanh và Lý Lân. Lý Bạch xung quân đội của Lý Lân. Lý Lân thua, quân đội của Lý Lân bị bắt và giết chết hết, tan rã. Lý Bạch cũng bị bắt. Do công lao và tài cán, nên vua Đường-Lý Hanh không giết, chỉ cho hạ ngục Lý Bạch. Sau nhân xảy ra hạn hán, vua Đường (Lý Hanh) đại ân xá cho tù nhân, Lý Bạch mới được thả. Ông về sống ở tỉnh Giang Tô, sau bị ốm rồi chết.

Ông có nhờ cạy người chú làm quan, soạn tập thơ Thảo Đường, đấy cũng là tập thơ đầu tiên của Lý Bạch được in ấn. Hiện lăng mộ Lý Bạch ở chân núi Thanh (thuộc tỉnh Giang Tô). Về cái chết của ông, cũng lắm giai thoại, ý kiến khác nhau.

Xét theo tiểu sử, nhiều người cho rằng ông chết do bệnh tật (phiêu bạt, say sưa quanh năm suốt tháng, bản thân lại bị tù tội ). Còn thiên hạ yêu thơ, thì lại thiên về giai thoại, ông chết đuối, do một lần đi thuyền đêm trên sông, quá say sưa, nhảy xuống sông vớt bóng trăng dưới nước mà chết. Quả là, cái chết thi-tửu-nguyệt ấy của Lý Bạch thật đẹp (nếu đúng là sự thật?).

Xuất phát từ cá tính, cuộc đời chìm nổi, theo quan niệm Lão Trang, đam mê tửu nguyệt, ngâm vịnh, thích ngao du thưởng ngoạn, nên việc Lý Bạch coi cuộc đời là giấc mộng lớn-là hợp lý hợp tình. Không riêng gì ở bài thơ "Xuân nhật túy khởi ngôn chí", mà trong các bài thơ nổi tiếng khác về tửu nguyệt (như: Tương Tiến Tửu, Đối Tửu, Xuân nhật độc chước, Nguyệt hạ độc chước v.v), ông đều bộc lộ quan niệm này. Quan niệm đó, chi phối ý nghĩ, cách đối nhân xử thế, tư tưởng, cuộc đời và thi ca của ông. Và như vậy, nó trở thành nhân sinh quan của Lý Bạch.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm