| Hotline: 0983.970.780

Thị trường khơi thông, giá lúa đang nhích lên

Thứ Sáu 22/02/2019 , 07:11 (GMT+7)

Ngay sau khi Chính phủ có chỉ đạo tăng cường thu mua gạo vụ đông xuân (ĐX) 2018 - 2019, Hiệp hội Lương thực Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp mở cửa kho “ăn hàng”, thương lái tăng cường đi thu mua, thị trường lúa gạo tại ĐBSCL đã được khơi thông. 

Giá thu mua lúa đang có chiều hướng tăng và nông dân không còn cảnh lo ngại ngồi chờ thương lái.

Ghi nhận của phóng viên NNVN tại các tỉnh đang thu hoạch rộ lúa ĐX như: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp và TP Cần Thơ…, giá lúa đã nhích lên thêm từ 100 - 150 đồng/kg so với 3 ngày trước đó. Giá thương lái thu mua lúa tươi của nông dân tại ruộng như giống IR 50404 từ 4.400 - 4.500 đồng/kg, lúa hạt dài như Đài Thơm 8 giá 4.900 đồng/kg, Jasmine 85 giá 5.000 đồng/kg, OM 4900 giá 5.400 đồng/kg, OM 5451 giá 4.900, RVT giá 5.900 đồng/kg…

16-37-42_2my_ngy_qu_gi_lu_d_nhich_len_v_thuong_li_tng_cuong_di_thu_mu_d_giup_nong_dn_yen_tm_thu_hoch_2
16-37-42_2my_ngy_qu_gi_lu_d_nhich_len_v_thuong_li_tng_cuong_di_thu_mu_d_giup_nong_dn_yen_tm_thu_hoch_3
Mấy ngày qua, giá lúa đã nhích lên và thương lái tăng cường đi thu mua đã giúp nông dân yên tâm thu hoạch

Anh Nguyễn Công Tánh, ở xã Tà Đảnh, huyện Tri Tôn, An Giang cho biết: “Vụ ĐX năm nay gia đình SX 5ha lúa giống OM 5451 có ký hợp đồng bao tiêu với Cty lúa giống ở Cần Thơ, còn 1 tuần nữa mới thu hoạch. Vừa qua giá lúa giảm tôi rất lo, nhưng hiện nay theo tìm hiểu giá lúa đang có chiều hướng tăng trở lại làm tôi rất vui mừng”.

Ông Trần Văn Cường, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tri Tôn, An Giang cho biết: Vụ ĐX năm nay toàn huyện SX gần 41.000ha, hiện nay mới bước vào đầu vụ thu hoạch hơn 30% diện tích, dự kiến đến hết tháng 3 sẽ thu hoạch dứt điểm xong. Qua theo dõi, giá lúa mấy ngày qua có tăng thêm 100 – 200 đồng/kg (tùy loại giống) dù vậy nông dân vẫn chưa lãi mấy. Vụ này SX chi phí tăng thêm 30% vì lúa bị bệnh và rầy nâu xuất hiện nhiều, trong khi đó năng suất chỉ đạt 700 - 800 kg/công (1.000m2).

Ghi nhận tại Cần Thơ, giá lúa nhích lên, thương lái bắt đầu chạy ghe đi tìm mua lúa của dân. Các DN chế biến gạo cũng hoạt động mạnh trở lại.

16-37-42_1hien_nong_dn_dbscl_dng_buoc_vo_thoi_diem_thu_hoch_ro_lu_dx_2018-2019_viec_on_dinh_gi_lu_l_rt_qun_trong
ĐBSCL đang bước vào thời điểm thu hoạch rộ lúa ĐX 2018 - 2019, việc ổn định giá lúa rất quan trọng

Anh Nguyễn Thanh Nhã, thương lái thu mua lúa gạo ở huyện Thới Lai đang đợi bán lúa cho một DN ở huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ. Anh cho biết: Mấy ngày trước thị trường lúa ảm đạm nên tôi “im ru” không dám đi mua lúa của ai hết, mặc dù đang vào vụ. Nhưng từ 2 ngày nay, thông tin giá lúa tăng, từ sáng liền chạy ghe vào kênh Chà Dơ đi mua lúa, chưa đầy nửa ngày đã mua đầy chiếc ghe 30 tấn tranh thủ đem đi xay bán cho DN. Anh Nhã cho biết khả năng giá còn tăng vì hiện nay lúa trên đồng ở các tỉnh như Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang và Đồng Tháp… đa phần đã thu hoạch xong, lượng lúa rất ít so với đầu vụ.

Tại Kiên Giang, tỉnh có diện tích gieo sạ lớn nhất khu vực ĐBSCL, với hơn 289.000ha, đế nay nông dân mới thu hoạch được khoảng 50.000ha, năng suất bình quân ước đạt 5 tấn/ha. Anh Phan Văn Trung, ở ấp Kênh 5B, xã Tân An, Tân Hiệp, Kiên Giang, có 10ha trồng lúa giống Jasmine 85, cho biết: “Từ sau Tết Nguyên đán giá lúa liên tục giảm và rất ít thương lái đi thu mua, tôi cũng như nhiều nông dân quanh đây rất lo lắng. Bản thân tôi đã tính tới việc sửa lại lò sấy và kho chứa, nếu giá thấp gia đình sẽ trữ lại một thời gian, chờ giá tăng mới bán. Mấy ngày nay giá lúa nhích lên thấy yên tâm. Giá tốt thì sẽ bán lúa tươi như mọi khi, đỡ tốn tiền mua bao trữ”.

TS Đỗ Minh Nhựt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, từ nay đến cuối tháng 2 và đầu tháng 3, nông dân trong tỉnh sẽ tiến hành thu hoạch rộ. Việc các doanh nghiệp tăng cường triển khai thu mua lúa đã giúp việc thu hoạch, tiêu thụ lúa của nông dân dễ dàng hơn.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm