| Hotline: 0983.970.780

Thị trường trong nước là bệ đỡ cho sản xuất, kinh doanh thời Covid-19

Thứ Tư 12/08/2020 , 14:49 (GMT+7)

Mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nhưng nhờ phát triển thị trường trong nước, các nhóm hàng các nhóm hàng lương thực, thực phẩm vẫn có mức tăng trưởng ấn tượng.

Bà Dương Thanh Tâm, đại diện Vincommerce tham gia thảo luận về phát triển thị trường cho hàng Việt Nam tại hội nghị tổng kết cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam'. Ảnh: Tùng Đinh.

Bà Dương Thanh Tâm, đại diện Vincommerce tham gia thảo luận về phát triển thị trường cho hàng Việt Nam tại hội nghị tổng kết cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Ảnh: Tùng Đinh.

Theo báo cáo được đưa ra trong Hội nghị tổng kết Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" giai đoạn 2014-2020, mặc dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng bán lẻ hàng hóa vẫn tăng trưởng khoảng 3,6%, chủ yếu nhờ các nhóm hàng lương thực, thực phẩm và trang thiết bị gia đình.

Bộ Công thương đánh giá thị trường trong nước thực sự là bệ đỡ cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và ngành phân phối là một trong những động lực để phát triển kinh tế trong thời kỳ mới vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội đồng thời bảo đảm phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.

Cụ thể, mô hình "Tự hào hàng Việt Nam" trong giai đoạn 2014-2020 đã xây dựng được trên 100 điểm bán hàng Việt Nam và đều được các địa phương nhiệt tình ủng hộ.

Các điểm bán hàng Việt Nam được đánh giá là một điểm phát luồng hàng hóa trong khu vực, điểm tập kết các đặc sản vùng, địa phương nhằm tăng cường quảng bá du lịch. Đây cũng là mô hình thương mại hai chiều, đưa hàng hóa Việt có chất lượng từ các địa phương khác đến tận tay người tiêu dùng và thu hút hàng hóa nông sản, đặc sản tại địa phương đến các tỉnh, thành phố khác.

Các địa phương cũng có những sáng kiến để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh và các mặt hàng Việt Nam với sản phẩm nhập khẩu. Ví dụ như TP.HCM đã hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm các địa phương, ưu tiên hàng nông sản, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, được nuôi trồng theo quy trình VietGAP, GlobalGAP.

Bên cạnh đó, hướng đến xây dựng thương hiệu đối với các mặt hàng nông sản, đặc sản ở từng địa phương, vùng, miền; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống phân phối phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trong khi đó, Hà Nội lại hỗ trợ các tỉnh, thành tổ chức khoảng 30 tuần hàng trái cây, nông sản tại Thủ đô hay hỗ trợ quảng bá, giới thiệu trên 3.000 sản phẩm trên Trang thông tin nông sản an toàn của thành phố.

Cho đến nay, sau 6 năm triển khai đề án, hệ thống phân phối hàng hóa đã được phát triển rộng khắp trên cả nước. Thiết lập trên 100 điểm bán hàng Việt Nam trên cả nước, hoàn thành mục tiêu đến năm 2020, 100% các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương triển khai trên địa bàn Chương trình xây dựng Điểm bán hàng Việt Nam cố định và bền vững với tên gọi "Tự hào hàng Việt Nam".

Hiện trên toàn quốc có khoảng hơn 20.000 điểm bán hàng bình ổn thị trường, trong đó chủ yếu tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn và các hàng hóa thiết yếu Việt Nam.

Nông sản Việt Nam với thương hiệu VinEco.

Nông sản Việt Nam với thương hiệu VinEco.

Siêu thị lớn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ

Ngoài hệ thống nói, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi bán hàng Việt Nam cũng là một kênh phân phối mạnh các sản phẩm Việt Nam, đặc biệt là nông sản tới tay người tiêu dùng. Trong đó phải kể đến Vincommerce, mở được 131 siêu thị Vinmart và gần 2.900 cửa hàng Vinmart+ với nhiều chính sách hỗ trợ cho hàng hóa Việt Nam.

Bà Dương Thanh Tâm, Phó Tổng giám đốc Vincommerce cho biết, sau 6 năm phát triển hệ thống cửa hàng Vinmart và Vinmart+ đã trở thành chuỗi bán lẻ lớn nhất của Việt Nam.

"Ngay từ đầu, những năm 2016-2017, Vincommerce đã thực hiện đề án cộng sinh với các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam và là một trong những chương trình thành công nhất.

Đề án thực hiện cùng 250 doanh nghiệp sản xuất Việt Nam bằng cách bán không lợi nhuận và chia sẻ doanh thu giúp doanh nghiệp có thêm lợi nhuận từ đó tái đầu tư, cải tiến các dây chuyền sản xuất, chất lượng tiến tới hạ giá thành và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng Việt Nam", bà Dương Thanh Tâm chia sẻ.

Theo đại diện Vincommerce, sau 6 năm phát triển hệ thống bán hàng đã hiện diện ở 58 tỉnh thành, cùng với đó là sự xuất hiện của hàng hóa từ các doanh nghiệp Việt ở từng đó địa phương.

"Nếu mỗi doanh nghiệp tự phát triển mạng lưới của mình thì rất khó để xây dựng được hệ thống như vậy", bà Tâm nhận định.

Trong thời gian Covid-19 vừa qua, Vincommerce đã có nhiều phương án thiết thực để hỗ trợ cho hàng Việt Nam, đặc biệt là nông sản tiếp cận thị trường. Tháng 4-5/2020, Vincommerce đã có chương trình trợ giá nông sản với thương hiệu Vineco, vừa giúp người tiêu dùng có thực phẩm sạch, vừa giúp hơn 400 doanh nghiệp sản xuất nông sản tăng được sản lượng tiêu thụ trong mùa Covid.

Tại các địa phương, đơn vị này cũng làm việc với ngành công thương để đưa các đặc sản vào siêu thị, nếu như được người tiêu dùng yêu thích sẽ mở rộng ra bán thêm ở nhiều nơi khác. Đây cũng là một cách để phát triển, hỗ trợ hàng Việt Nam tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam.

Xem thêm
1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Trung Quốc tiêu thụ 4 tỷ quả dừa mỗi năm và cơ hội cho dừa Việt

BẾN TRE Đại diện Vina T&T Group chia sẻ những thuận lợi, thách thức ngành hàng dừa Việt Nam đối mặt khi chinh phục thị trường tỷ dân Trung Quốc.

Tháp đôi Prime Thái Nguyên mừng tân gia, chào đón giáng sinh và năm mới 2025

Năm 2025 sắp gõ cửa, mang theo những hy vọng và ước mơ mới. Năm 2024, Tháp đôi Prime vui mừng chào đón những cư dân đầu tiên về sinh sống tại toà nhà.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.