| Hotline: 0983.970.780

Thi xã Giá Rai: Sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

Thứ Năm 01/11/2018 , 10:16 (GMT+7)

Xây dựng NTM là mục tiêu quan trọng mà TX. Giá Rai (Bạc Liêu) hướng đến. Vì vậy, để đạt được mục tiêu này, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền TX. Giá Rai luôn tran thủ mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.

Ông Nguyễn Chí Thiện, Bí thư Thị ủy Giá Rai cho biết, những năm qua, mặc dù địa phương còn gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Thị ủy; sự điều hành tích cực, chủ động của UBND thị xã, đặc biệt là thực hiện tốt Nghị quyết Thị ủy, HĐND TX về phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 của TX. Giá Rai.

Ông Nguyễn Chí Thiện, Bí thư Thị ủy Giá Rai

9 tháng đầu năm 2018, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TX. Giá Rai, đạt được nhiều kết quả quan trọng, đột phá ở nhiều lĩnh vực. Cụ thể: Về trồng lúa theo đó điện tích xuống giống vụ lúa Đông Xuân năm 2017-2018 được 7.200 ha, đạt 100% so với kế hoạch; xuống giống vụ lúa Hè Thu với diện tích 7.697 ha, đạt 100% so với kế hoạch, sản lượng lúa 9 tháng đầu năm đạt gần 105.000 tấn. Trong đó: Vụ Đông Xuân năng suất bình quân đạt 7,87 tấn/ha, sản lượng đạt 56.673 tấn; vụ lúa Hè Thu năng suất đạt 6,254 tấn/ha, sản lượng 48.136 tấn.

Theo ông Thiện, để chủ động ứng phó công tác hạn hán mùa khô ở vụ lúa Đông Xuân, cũng như phục vụ các vụ lúa tiếp theo trong năm (vụ lúa Hè thu, lúa trên đất tôm năm 2018), ngay từ đầu năm thị xã đã chỉ đạo phòng Kinh tế thị xã phối hợp một số xã, phường khẩn trương rà soát, có kế hoạch nạo vét các tuyến kênh trục chính nhằm khơi thông dòng chảy, cung cấp nguồn nước ngọt phục vụ tưới tiêu, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu phân bổ 10 công trình (trong đó có 02 công trình tỉnh làm chủ đầu tư), tổng kinh phí trên 08 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, thị xã đã cho triển khai thi công được 22 công trình nạo vét, chiều dài khoảng 62.147m, khối lượng 587.521m3, từ nguồn vốn thủy lợi phí. Hoàn thành đắp 07 đập tại xã Phong Tân nhằm ngăn không để mặn xâm nhập vào vùng ngọt ổn định, ảnh hưởng đến diện tích chuyên trồng lúa của bà con, với tổng kinh phí 130 triệu đồng.

Về thủy sản, toàn thị xã có 22.294 ha đất nuôi trồng thủy sản, đã thả tôm và các loài thủy sản khác được 22.109,23 ha. Tổng sản lượng khai thác và NTTS là 26.463 tấn, đạt 86% chỉ tiêu Nghị quyết (Nghị quyết thị xã giao 30.800 tấn), đạt 82,7% chỉ tiêu tỉnh giao (tỉnh giao 32.000 tấn).

Ông Thiện cho biết, hiện nay mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn thị xã hiện có 19 hộ, tổng diện tích 112,93ha. Hiện diện tích thu hoạch được 80 ha (diện tích mặt nước nuôi là 14,3 ha); sản lượng đạt 715 tấn. Đây là mô hình mang tính hiệu quả cao, dự kiến chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng từ 1,8 tỷ đến 2 tỷ đồng/ha, sau 03 tháng nuôi tôm đạt kích cở thương phẩm từ 25-30 con/kg, sản lượng thu hoạch 50-51 tấn/ha mặt nước nuôi, giá bán trung bình từ 130.000 đồng – 150.000 đồng/kg; trừ chi phí hộ thu lãi từ 2 tỷ đồng/ha diện tích mặt nước nuôi trở lên. Ông Thiện cho biết thêm.

Về lĩnh vực chăn nuôi, do thời gian gần đây giá heo hơi và giá gia cầm tăng, nên bà con nông dân đã đầu tư tái đàn để tiếp tục chăn nuôi, từ đó đàn gia súc, gia cầm tăng.

Toàn thị xã Giá Rai có 22.294 ha đất nuôi trồng thủy sản

Theo số liệu tổng điều tra chăn nuôi ngày 01/4/2018, tổng đàn chăn nuôi trong toàn thị xã là 181.683 con, đạt 101,1% so chỉ tiêu tỉnh giao, so với cùng kỳ tăng 2.412 con. Đã tiến hành tiêm phòng trên đàn gia cầm lũy kế đến nay được 34.908 liều, đàn gia súc lũy kế đến nay được 9.293 liều liều vaccin các loại.

Để có những kết quả như trên, thị xã đã cố gắng, nổ lực, tập trung mọi nguồn lực, nhân lực nhằm thực hiện công tác tuyên truyền, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế gắn với xây dựng nông thôn mới để giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Hiện trên địa bàn thị xã có 01 xã đạt 19/19 tiêu chí (xã Phong Thạnh Tây), 01 xã đạt 17/19 tiêu chí (xã Tân Phong), 01 xã đạt 15/19 tiêu chí (xã Phong Tân) và 04 xã đạt 14/19 tiêu chí (xã Phong Thạnh Đông, xã Phong Thạnh, xã Tân Thạnh và xã Phong Thạnh A). UBND thị xã đã ban hành tiêu chí, chỉ tiêu và phân công các ngành chức năng thị xã phụ trách tiêu chí xã nông thôn mới trên địa bàn thị xã giai đoạn 2018 – 2020.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm