| Hotline: 0983.970.780

Thích đùa với... mìn

Thứ Năm 07/10/2010 , 08:35 (GMT+7)

Xóm Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái xưa kia nổi tiếng với tên gọi "xóm tứ xứ". Hầu hết người dân trong làng từ khắp nơi phiêu bạt về vùng thượng lưu sông Chảy làm ăn sinh sống. Năm 1970, khi hồ Thác Bàđi vào hoạt động, xóm Mạ được người đời gắn cho một biệt danh mới nghe thật xót xa, "xóm cụt tay".

Xóm Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái xưa kia nổi tiếng với tên gọi "xóm tứ xứ". Hầu hết người dân trong làng từ khắp nơi phiêu bạt về vùng thượng lưu sông Chảy làm ăn sinh sống. Năm 1970, khi hồ Thác Bà, một trong ba hồ nhân tạo lớn nhất nước ta đi vào hoạt động, xóm Mạ được người đời gắn cho một biệt danh mới nghe thật xót xa, "xóm cụt tay".

Quăng mìn bằng... chân

Đứng trước căn nhà cấp một cửa hướng ra con sông Chảy, ông Đặng Văn Lự dùng hai cùi trỏ mở cổng mời chúng tôi vào nhà. Ở xã Vĩnh Kiên, nhắc đến Lự “cụt” ai cũng phải lắc đầu lè lưỡi. Người ta phong cho ông Lự biệt danh "quái kiệt ném mìn". Điều làm nên "thương hiệu" độc nhất vô nhị cho ông Lự là tài lẻ ném mìn tự chế... bằng chân. Chẳng biết là lời đồn thực hư thế nào nhưng hỏi người dân nào ở xã Vĩnh Kiên về việc đó đều nhận được cái gật đầu chắc nịch.

Ông Lự sinh năm 1953 tại vùng quê nghèo ở Nam Định. Sau ông tham gia công tác ở Lữ đoàn Công binh 279 chuyên rà phá bom mìn. Những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt, mỗi ngày giặc Mỹ trút xuống khu vực hồ Thác Bà hàng trăm tấn bom. Trong đó có rất nhiều quả trôi nổi trên vùng hồ chưa kịp phát nổ. Ngày ấy kinh tế khó khăn, ruộng nương lại ngập hết nên nguồn sống chủ yếu của người dân quanh lưu vực hồ Thác Bà dựa vào đánh cá. Mìn thì sẵn mà cá thì nhiều, không biết từ khi nào mà cả xã Vĩnh Kiên rộ lên phong trào đánh cá bằng lưới lửa. 

Không biết lời đồn về “quái kiệt” Lự cụt đúng hay sai nhưng hiện giờ sinh hoạt hàng ngày ông Lự phụ thuộc vào vợ rất nhiều

Ông Lự là một trong những nạn nhân đầu tiên của loại mìn tự chế chết người. Do là bộ đội công binh nên việc nhìn thấy một quả ngư lôi trôi nổi trên hồ với ông Lự là chuyện nhỏ như con thỏ. Ngay lập tức ông vớt về tháo ra lấy thuốc nổ mua kíp chế mìn đánh cá dần. Cũng như mọi hôm khác, hôm đó ông Lự thức dậy ngẩng mặt lên trời thấy trong xanh mát mẻ. Với kiểu thời tiết như này thì cá kiếm ăn đen đặc hồ Thác Bà. Vậy là ông vào nhà chuẩn bị vài quả mìn tự chế to bằng cái chén mắt trâu thủ trong túi quần nhẹ nhàng trèo thuyền ra hồ săn lùng cá.

"Thoáng thấy phía trước mũi thuyền một đàn cá chép đang vật nhau dậy sóng, tôi nhanh tay lôi quả mìn to nhất ra châm. Nhưng không hiểu tại sao hôm đó bật diêm mãi mà dây cháy chậm vẫn không bén lửa. Đang định vạch ra xem nó bị làm sao thì bỗng một tiếng nổ long trời lở đất vang lên, mặt tôi rát như có ai tạt a xít. Khi tỉnh dậy tôi thấy mình bị băng bó kín mít như xác ướp, hai tay đã không còn nữa”- ông Lự kể rồi kín đáo dùng hai đoạn tay còn lại rụi rụi vào mắt.

Sau chuyến ra khơi định mệnh đó, ông Lự vẫn bám hồ kiếm sống, mỗi lần ra khơi trở về thuyền ông đều đầy ắp cá. Người ta đồn rằng, bản năng sát cá của ông Lự vẫn không hề suy giảm và ông vẫn có thể dùng chân để quăng mìn. Không biết lời đồn là thật hay giả nhưng khi tôi hỏi, ông Lự phủ nhận ngay: "Làm gì có, người ta nói đùa đấy! Cụt hai tay như tôi ăn còn không xong huống chi là ném mìn. Chả là thế này, sau lần tai nạn tệ hại đó tôi vẫn đi đánh mìn, nhưng chỉ làm quân sư cho người khác biết chỗ nào có cá để mà quăng mìn thôi. Biết là nguy hiểm nhưng không đánh mìn thì thì chẳng biết làm gì nữa?"-ông Lự úp úp mở mở một cách rất nghi ngờ và bí hiểm. 

Xóm Mạ có ngót nghét hơn trăm nóc nhà thì chiếm một phần mười có người bị cụt tay. Nhẹ thì mất một bên, nặng thì đi cả hai tay, còn nạn nhân bị “bay” một vài ngón thì nhiều lắm. Họ cụt tay không phải do trải qua mưa bom bão đạn hay trúng bom mìn của kẻ thù, đơn giản chỉ vì cuộc mưu sinh.

Ngay bên cạnh nhà ông Lự là gia đình anh Nguyễn Đình Trung, may mắn hơn ông Lự một chút là anh Trung chỉ bị mất một bên tay. Nhắc lại cái ngày kinh hoàng đó, Trung vẫn còn rùng mình hoảng loạn: “Khoảng trung tuần tháng 8, năm 1996. Sau cơn lũ, nước hồ lên cao và rất trong, cá đi kiếm ăn và vật đẻ nhiều vô kể. Tôi cùng cánh thanh niên trong xóm đánh ngay một chiếc xuồng máy chở toàn mìn ra giữa lòng hồ để đánh cá. Khi vớt được lưng thuyền cá, tôi định châm một quả cuối để chở số cá đánh mìn được về bán. Nhưng vừa châm lửa vào đầu dây cháy chậm thì quả mìn phát nổ ngay, tôi ngất đi không biết gì nữa. Khi được chuyển lên bệnh viện Yên Bái họ đã phái cắt bỏ một bên tay dập nát của tôi. Khi đó tôi mới tròn 22 tuổi lại chưa vợ con gì cả”.

 Giờ thì Trung đã có vợ và hai con nhỏ, cách đây một vài năm anh may mắn lấy được một cô gái người cùng làng và chấp nhận an phận cuộc sống đạm bạc nơi xóm nghèo. “Hoàn cảnh của ông Lự, anh Trung dù sao vẫn còn khá hơn một chút chứ như gia đình anh Kiên và gia đình anh Hồng, cuộc sống mới thật sự đi vào ngõ cụt”, trưởng xóm Mạ Nguyễn Văn Tám ngậm ngùi chia sẻ. Lật giở bản danh sách nạn nhân bom mìn của xóm đã ở hai con số, ông Tám bỗng khựng lại ở gia đình anh Trần Trung Kiên.

Chỉ một lần động vào trái mìn đã khiến Kiên phải trả giá quá đắt

 Kiên vốn là một cậu học sinh ngoan ngoãn. Sau khi tốt nghiệp lớp 12, trong lúc chờ thi đại học cậu cũng lân la theo dân làng ra hồ Thác Bà đánh cá. Đau đớn thay, lần đầu tiên được sờ vào trái mìn tự chế cũng là thời khắc đôi tay và một bên mắt của Kiên bị “lưới lửa” thiêu cháy. Với hai ngón tay may mắn còn sót lại Kiên giờ chỉ giúp gia đình bằng cách chèo thuyền bằng chân cho vợ đi đổ giọ tôm kiếm miếng ăn qua ngày. Hiện vợ chồng Kiên đang tá túc trong căn nhà lụp sụp sát bờ sông Chảy. Vợ Kiên mắc căn bệnh vẹo cột sống nên hoàn cảnh vốn éo le giờ lại thêm khốn khó.

Ông Tám thở dài cho biết: Năm vừa rồi định cho gia đình anh Kiên vào danh sách hộ nghèo nhưng dân làng họ không đồng ý với lý do đại loại kiểu anh tự gây nên thì anh tự chịu. Giải thích mãi nhưng bà con người ta không hiểu, thôi thì vợ chồng nó tự thân vận động vậy.

Cách nhà anh Kiên vài ba bước chân, một nạn nhân của mìn tự chế khác là anh Nguyễn Văn Hồng có hoàn cảnh éo le không kém. Từ ngày bị mìn cướp đi một cánh tay, Hồng đâm ra chán nản không buồn làm ăn. Vợ anh ta không chịu được bỏ đi đâu mấy tháng nay chưa có tin tức gì để lại anh cùng đàn con nheo nhóc. Nhà Hồng được dựng lên bằng những tấm phên chát đất thủng lỗ chỗ khắp nơi, có chỗ một con bò mộng vẫn có thể chui lọt. Khi tôi đến Hồng đang lè nhè trong cơn say tưởng chừng như không bao giờ tỉnh. Anh ta chửi trời, chửi đất, chửi người vợ bạc tình và cuối cùng là tự chửi mình vì dây dưa vào mìn nên giờ mới ra nông nỗi này.

Không chỉ đạt kỷ lục là xóm có nhiều người bị cụt tay do đánh cá bằng mìn mà xóm Mạ còn có tới 3 nạn nhân đã vĩnh viên ra đi vì mìn tự chế. Đầu tiên đó là ông Đặng Minh An, anh trai của ông Đặng Văn Lự bị mìn nổ nát mặt chết ngay tại chỗ khi đi đánh cá. Tiếp theo là ông Nguyễn Văn Thiết bị mìn nổ mất một tay nhưng vẫn không chừa, tiếp tục đánh cá bằng mìn. Và lần thứ hai coi thường “thần chết” đã tiễn ông Thiết về với cõi vĩnh hằng. Cuối cùng là một cậu thanh niên tên Huy ra đi khi mới tuổi măng tuổi sữa mà nguyên nhân không gì khác ngoài mìn.

"Nói thật với các anh thời gian đó mìn ở đây rất sẵn, giá lại rẻ, đánh cá năng suất hơn chài lưới gấp cả trăm lần thì ai mà không ham. Hơn nữa, ngày đó cá trên hồ còn nhiều cộng với trình độ dân trí người dân còn thấp nên mới dẫn tới kết cục tang thương cho xóm Mạ như hiện nay. Vấn nạn đánh mìn hiện nay đã giảm đi rất nhiều, họa hoằn mới có người đánh một vài quả kiếm ít cá về ăn thôi! Bản thân họ cũng không muốn đem tính mạng mình ra “đánh bạc” với mìn. Do cuộc sống quá khói khăn khiến họ không thể làm khác được. Thôi chuyện cũng đã qua, mong sao dân làng hiểu và cảm thông cho những số phận khiếm khuyết ấy", ông Trưởng xóm Nguyên Văn Tám giãi bày những tâm huyết.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm