| Hotline: 0983.970.780

Thiếu khung trình độ nghề đạt chuẩn

Thứ Hai 12/03/2012 , 11:08 (GMT+7)

Ở ta, cơ sở đào tạo được Nhà nước công nhận thì cơ sở đó mới được cấp bằng. Nhưng đó chỉ là nguyên tắc...

Ông Hoàng Ngọc Vinh
Mở đầu câu chuyện về chất lượng đào tạo nghề, ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD- ĐT) đưa ra bản "Chứng nhận nghề Chế biến thực phẩm" của một học viên được Nhà văn hóa phụ nữ TP HCM cấp, đã bị tổ chức nghề ở Newzealan trả về bởi chưa đạt chuẩn quốc tế.

Ông có thể cho biết rõ hơn việc này?

Câu đầu tiên tôi có thể nói: Thật tiếc cho ứng cử viên đạt tay nghề loại giỏi này vì bạn trẻ đó đã mất cơ hội làm việc tại một nước có thu nhập khá như vậy. Bên đó họ muốn Bộ GD- ĐT VN thẩm định về kết quả đào tạo của nơi dạy nghề, nhưng chúng tôi bó tay bởi hiện chưa có khung trình độ quốc gia để kiểm định chất lượng đào tạo nghề ở cơ sở này.

Đây cũng là bất cập khiến nhiều lao động nông thôn trong nước học xong nghề mới, nhưng không áp dụng được, lại quay trở về nghề cũ, tay nghề không đáp ứng được yêu cầu SX.

Theo ông, đâu là nguyên nhân khiến nông dân “học một đằng, làm một nẻo” như ở nhiều địa phương hiện nay?

Có rất nhiều nguyên nhân. Đó là chúng ta chưa có một khung trình độ quốc gia với những đặc trưng giữa trình độ các bậc học (trong đó có học nghề) như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Việc học tập của học sinh, sinh viên chỉ được công nhận thông qua bằng cấp, chứng chỉ, tín chỉ nhưng chưa theo một quy chuẩn nhất định, nhiều khi chưa phản ánh đúng thực chất trình độ học tập của người học.

Cũng bởi chưa có đủ thông tin về thị trường việc làm, nên người học chới với vì không biết ai sẽ nhận vào làm việc. Rồi cả tình trạng người dân học vì phong trào, học vì được cho tiền. Kết hợp với chất lượng đào tạo, giảng viên trong các trường nghề vừa thiếu, vừa yếu nên cũng ảnh hưởng đến tình trạng đó.

Thực tế cho thấy, công tác dạy nghề cho LĐNT chủ yếu tập trung vào triển khai các mô hình thí điểm. Việc đào tạo mở rộng ở các địa phương vẫn còn hạn chế và yếu kém. Nhiều nơi đào tạo nghề chưa phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người học, chưa gắn với kế hoạch phát triển KT- XH của từng địa phương và nhu cầu sử dụng lao động của DN.

Tại sao bằng cấp VN chưa được nhiều nước công nhận, thưa ông? Với ngành “ế” học viên, có nhất thiết phải đóng cửa?

Ở ta, cơ sở đào tạo được Nhà nước công nhận thì cơ sở đó mới được cấp bằng. Nhưng đó chỉ là nguyên tắc. Trong khi cái cần thiết nhất là chuẩn đầu ra chúng ta lại chưa có. Cũng vì không có khung này, nên bạn thấy, lao động VN đi các nước đều bị chủ trả rẻ mạt. Kể cả tốt nghiệp cao đẳng nhưng vẫn lao động ở hệ phổ thông.

Việc đóng cửa một ngành nào đó phụ thuộc nhiều yếu tố (có thể do chính trường đó tự “khai tử” mình nếu như không tuyển đủ học viên). Một số ngành đào tạo, dù có nhiều chế độ nhưng vẫn không có người học đành phải "tự chết" thôi. Trường đó phải xem lại mình. Giáo dục là dịch vụ. Mở cửa hàng to nhưng thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh thì ế khách là đúng rồi.

Vậy, làm thế nào để khắc phục tình trạng này, thưa ông?

Dự kiến khung trình độ quốc gia sẽ được thực hiện từ cấp tiểu học, THCS, THPT và ĐH theo tiêu chí, quy chuẩn của khung trình độ các nước ASEAN. Nếu khung trình độ quốc gia theo quy chuẩn của các nước ASEAN được áp dụng thì bằng cấp, chứng chỉ của VN cũng có ý nghĩa tương đương với các quốc gia châu Á khác.

Đó là phải khắc phục được "4 thiếu", đó là: Thiếu đề án cấp địa phương, thiếu giáo viên, thiếu ban chỉ đạo dạy nghề ở cấp cơ sở và thiếu quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của từng địa phương. Song, quan trọng hơn cả, cần phải có một khung trình độ cấp quốc gia dựa theo những quy định của khung chương trình, trình độ của các nước ASEAN sẽ giúp cho ngành GD- ĐT có những cải tiến trong quản lý, giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy và có thể kiểm tra kiến thức, kỹ năng học tập, nghề nghiệp của người học một cách rõ ràng hơn.

Tuần trước tôi vừa đi dự họp một hội thảo quốc tế về việc xây dựng chương trình khung chuẩn quốc gia với sự tham dự của nhiều nước như Thái Lan, Indonexia... Nếu không có gì thay đổi, năm 2013 Bộ GD- ĐT sẽ xây dựng xong khung chương trình theo chuẩn ASEAN. Hiện nay chúng ta đã có các bậc trình độ rồi, chỉ thiếu cách đưa nó vào khung có tính luật pháp và đặt tên rõ ràng cho nó. Khi được cấp chứng chỉ, bằng cấp theo khung trình độ quốc gia, người học sẽ được công nhận tương đương với bằng cấp ở các quốc gia trong khối ASEAN và có thể dễ dàng tìm việc ở một nước có thu nhập cao.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.