| Hotline: 0983.970.780

Thiếu Lâm, đế chế mãi võ: 'Con hổ' mặc áo tu hành?

Thứ Hai 17/08/2015 , 08:35 (GMT+7)

Nếu bị bắt, Thích Vĩnh Tín là “con hổ” đầu tiên trong cái lốt nhà tu hành sa lưới chiến dịch chống tham nhũng, vốn cho tới nay thường nhắm tới các quan chức tham nhũng trong Đảng Cộng sản và chính quyền./ Rơi rụng tinh hoa

14-03-38_2b2e871e00000578-3189479-imge-48_1438960790017
Sư thầy Thích Vĩnh Tín là đại biểu Quốc hội Trung Quốc (Ảnh :Dailymail/Nhân dân Nhật báo)

Trước những ầm ĩ trên các mạng xã hội về chuyện trụ trì Thiếu Lâm tự Thích Vĩnh Tín có cuộc sống sa đọa, không phù hợp với tư cách một nhà tu hành, giới chức Trung Quốc đã xác nhận họ đang điều tra, trong khi vị trụ trì “danh tiếng” nay đã không còn xuất hiện nơi công cộng, theo Tạp chí Fortune.

Tạp chí này đặt câu hỏi: Phải chăng vị sư thầy thích iPhone, laptop, có bằng thạc sỹ kinh doanh này đã trở thành mục tiêu mới nhất trong chiến dịch chống tham nhũng đang diễn ra ở Trung Quốc?

Trụ trì rơi vào vòng lao lý

Các đồn đoán về số phận của Thích Vĩnh Tín, người trong 16 năm làm trụ trì đã biến ngôi chùa nổi tiếng nhất Trung Quốc thành thương hiệu trị giá nhiều triệu đô la, xuất hiện dồn dập kể từ khi ông ta không xuất hiện ở một sự kiện đã lên kế hoạch trước là Hội nghị Phật giáo quốc tế, diễn ra tại Thái Lan, theo tờ Financial Times.

Vị “sư thầy CEO” như báo chí Trung Quốc hay gọi, đã không xuất hiện trước công chúng sau một tuần liên tục ông ta bị những người không tiết lộ danh tính tố cáo trên mạng về chuyện có con với gái điếm, biển thủ tiền bạc của chùa Thiếu Lâm.

Rồi sau đó, một tuyên bố của thành phố Đăng Phong (tỉnh Hà Nam) chỉ vẻn vẹn một câu, xác nhận giới chức đang điều tra vụ việc. “Chính quyền thành phố coi đây là sự việc cực kỳ nghiêm trọng và sẽ nhanh chóng điều tra và đảm bảo có câu trả lời chính xác về vụ việc”, thông báo viết.

Đây có thể là dấu chấm hết nhục nhã đối với nhà tu hành vốn khiến nhiều người Trung Quốc tức giận vì đã không ngừng thương mại hóa chùa Thiếu Lâm, cái nôi của võ thuật và Phật giáo Thiền tông Trung Quốc bằng các cách thức chưa từng có ở các vị trụ trì tiền nhiệm.

Dưới thời Thích Vĩnh Tín, chùa Thiếu Lâm được đưa vào các chương trình truyền hình thực tế và cả trò chơi điện tử. Đỉnh điểm của các hoạt động đầu tư mà Cty Thiếu Lâm tự thực hiện là thương vụ đầu tư ra nước ngoài lớn nhất với việc xây dựng một công viên chủ đề kungfu trị giá 400 triệu USD ở bang New South Wales (Australia), bao gồm một khách sạn và một sân golf.

Một bức thư ngỏ ký tên “Thích Chính Nghĩa” được tung ra, tố cáo vị phương trượng chùa Thiếu Lâm có cuộc sống hai mặt, chơi bời phóng đãng và rõ ràng cách sống đó không được chào đón nhất là trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang phát động chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ, diệt ruồi”.

Tác giả bức thư được cho là một cựu môn đồ của chùa Thiếu Lâm và nhiều khả năng Thích Chính Nghĩa chỉ là một cái tên giả.

Bức thư, có tiêu đề “Ai sẽ điều tra Con Hổ Lớn này?”, rõ ràng đã liên kết chiến dịch đả hổ diệt ruồi của Tập Chủ tịch với Thích Vĩnh Tín. Nếu bị bắt, Thích Vĩnh Tín là “con hổ” đầu tiên trong cái lốt nhà tu hành sa lưới chiến dịch chống tham nhũng, vốn cho tới nay thường nhắm tới các quan chức tham nhũng trong Đảng Cộng sản và chính quyền. Tuy nhiên, Thích Vĩnh Tín cũng là thành viên Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc, cơ quan lập pháp cao nhất về danh nghĩa.

Ông ta cũng là Phó Chủ tịch Trung ương hội Phật giáo Trung Quốc, cùng với Ban Tôn giáo Chính phủ giám sát hoạt động của các tôn giáo ở Trung Quốc.

Bức thư của Thích Chính Nghĩa, được lan truyền trên mạng với tốc độ ánh sáng, cáo buộc Thích Vĩnh Tín, tên thật là Lưu Ứng Thành, 50 tuổi, đã từng bị đuổi khỏi sư môn vì tiêu xài hoang phí, không đúng với tinh thần thiền tông. Nhưng rồi khi được phục hồi, rồi leo lên vị trí phương trượng, Thích Vĩnh Tín đưa cả gái mại dâm vào chùa hưởng lạc, nuôi làm nhân tình và thậm chí có con với họ.

Liên tiếp cáo buộc

Theo tạp chí Quartz, Thích Vĩnh Tín bị tố cáo biển thủ công quỹ và có quan hệ tình dục với ít nhất hai phụ nữ. Ban Tôn giáo thành phố Đăng Phong nói chính quyền trung ương đã yêu cầu họ điều tra Thích Vĩnh Tín theo các cáo buộc trên mạng.

Người tố cáo từng bước cung cấp những bằng chứng cho báo chí Trung Quốc, dù cho đến nay, các tài liệu này chưa được kiểm chứng.

Một trong những tài liệu có từ những năm 80 thế kỷ trước, cho thấy Thích Vĩnh Tín dường như đã bị đuổi khỏi chùa Thiếu Lâm vì tội ăn cắp và những cáo buộc khác từ sư phụ của ông ta. Một giấy khai sinh cùng các bức ảnh một bà mẹ ôm con, được cho là con của Thích Vĩnh Tín và tình nhân, người theo cáo buộc đã nhận tiền từ một hoạt động kinh doanh liên quan đến Thiếu Lâm tự.

Tạp chí Quartz đã liên hệ với văn phòng liên lạc của Thiếu Lâm tự nhưng không thành công. Nhưng Thiếu Lâm tự đã đưa ra một tuyên bố trên trang web của mình nói rằng những cáo buộc trên được thêu dệt để làm hủy hoại hình ảnh của Thiền phái Trung Hoa. Tuyên bố cũng nói chùa Thiếu Lâm đã liên hệ với chính quyền, yêu cầu làm rõ.

Tuy chưa rõ các cáo buộc đúng sai thế nào, nhưng các hoạt động và chi tiết đầy tính thế tục của Thích Vĩnh Tín là điều chắc chắn.

Cty quản lý tài sản phi vật thể Thiếu Lâm được thành lập năm 1988, bảo vệ thương hiệu và quyền sở hưu trí tuệ của Thiếu Lâm tự, đã đăng ký bảo hộ 200 thương hiệu. Chùa Thiếu Lâm sở hữu 10% cổ phần Cty, còn Thích Vĩnh Tín sở hữu 80% cổ phần, theo thông tin từ hệ thống thông tin cổ phần Cty quốc gia.

Chùa Thiếu Lâm có 9 chi nhánh, hầu hết được thành lập dưới thời phương trượng Thích Vĩnh Tín, tham gia một loạt các hoạt động, từ trao đổi văn hóa, biểu diễn võ thuật, một cơ sở dược liệu...

Một phụ nữ là Hàn Minh Quân sở hữu 35% Cty Shaolin State of Yoy, là một chi nhánh của Cty quản lý tài sản phi vật thể Thiếu Lâm. Hàn Minh Quân cũng là tên một trong những người tình của Thích Vĩnh Tín, theo cáo buộc trong lá thư ký tên Thích Chính Nghĩa. Một số nguồn nói Thích Vĩnh Tín đã có con với Hàn Minh Quân.

Sau khi xuất hiện bức thư, một sư thầy Thiếu Lâm là Thích Diên Lỗ đã cùng 5 người khác đưa thêm bằng chứng chống lại Thích Vĩnh Tín đến cơ quan chức năng. Một phụ nữ tên Lưu Lập Minh cũng trưng ra bằng chứng nói Thích Vĩnh Tín nhiều lần quan hệ tình dục với cô ta.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm