| Hotline: 0983.970.780

Thiếu nhân công thu hoạch mía đã có lời giải

Thứ Hai 26/03/2018 , 15:05 (GMT+7)

Trong bối cảnh nguồn lao động thu hoạch mía tại Khánh Hòa đang bị thiếu nghiêm trọng hiện nay thì việc áp dụng cơ giới hóa đưa máy móc vào thu hoạch mía là bài toán đã có lời giải cho vấn đề này.

Gia đình ông Nguyễn Rơn, xã Ninh Tây, TX Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa trồng 10ha mía, năm nay ông Rơn kém vui bởi mía bị cơn bão 12 quật đổ toàn bộ khiến cho công thu hoạch càng tăng cao.

14-50-37_dsc03705
Máy thu hoạch mía thay thế 180 công lao động mỗi ngày

Ông Rơn cho biết: Đến thời điểm này mía trên đồng đã chín vàng thế nhưng nhà tôi mới thu hoạch được trên 2ha, nguyên nhân hiện này tại vùng mía này nhà ai cũng phải thu hoạch mía nên tìm mỏi mắt cũng không thuê được công lao động mà có thuê được thì giá cũng rất đắt trên 200 ngàn đồng/tấn. Nếu không thu hoạch kịp thời sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chữ đường.

Tương tự gia đình chị Nguyễn Thị Hoa có 6ha mía tại xứ đồng suối Đĩa, xã Ninh Tây cũng đang đau đầu vì không thuê được lao động thu hoạch mía. Chị Hoa than thở: Do biết tình trạng khan hiếm nhân công nên họ rất chảnh đòi hỏi nhiều thứ ngoài tiền công đã cao chót vót họ đòi chủ nhà mua đồ ăn, nước uống nếu chủ mía to tiếng họ bỏ đi ngay.

Khác hẳn với những gia đình trồng mía khác tại thị xã Ninh Hòa đang phải chạy đôn chạy đáo để tìm thuê lao động thu hoạch mía đã chín vàng. Gia đình ông Huỳnh Văn Giáo, xã Ninh Thượng mặc dù đang thu hoạch 15ha mía tại xứ đồng suối Mơ tốt bời bời nhưng ông vẫn ngồi thảnh thơi uống nước trà bởi tất cả phần thu hoạch mía đã do máy móc đảm nhận hết. Ông Giáo cho biết: Niên vụ mía 2017 – 2018 nhà tôi tham gia vào cánh đồng mía lớn của tỉnh. Theo đó toàn bộ các khâu trồng mía, chăm sóc, thu hoạch được thực hiện bằng máy và được Cty TNHH MTV Đường Biên Hòa – Ninh Hòa hỗ trợ tiền trồng chăm sóc và thu hoạch.

Theo ông Giáo việc thu hoạch mía bằng máy thì bắt buộc người trồng phải trồng theo hàng đôi, hàng cách hàng 1,1m nhưng có rất nhiều cái lợi năng suất mía cao hơn hẳn cách trồng truyền thống (dự kiến năng suất trên 80 tấn/ha), dùng máy thu hoạch lá mía được băm ra làm phân cho vụ sau rất tốt (cách làm truyền thống thường đốt). Mặc dù mía bị đổ ngả nhưng máy vẫn cắt được sát gốc do vậy ngoài tăng thêm năng suất thì không phải chi phí thuê người đi phát gốc và đặc biệt giảm được chi phí thu hoạch mía. Theo tính toán của ông Giáo mỗi ha mía nếu thu hoạch bằng máy sẽ tiết kiệm được gần 10 triệu đồng so với thu hoạch bằng thủ công đó là chưa kể đến mía thu hoạch đến đâu được đưa ngay về nhà máy tới đó không phải để lâu ngày trên đồng làm giảm năng suất và chữ đường.

Ông Giáo cho biết: “Gia đình tôi có tổng số 50ha mía, với những lợi ích từ cơ giới hóa thu hoạch trong vụ tới tôi sẽ phá bỏ 17ha mía trồng theo cách truyền thống để chuyển sang phương thức trồng mới này và đến năm 2020 toàn bộ 50ha mía sẽ được trồng theo phương pháp hiện đại do máy móc đảm nhận hết”.

Thấy được quá nhiều tiện tích từ thu hoạch bằng máy, tại buổi thăm quan máy thu hoạch mía của Cty TNHH MTV Đường Biên Hòa – Ninh Hòa tổ chức, hàng trăm hộ trông mía đã “kết” chiếc máy này, đồng thời đăng ký với Cty phương thức trồng mía mới này cho niên vụ tới.

Theo đại diện Cty TNHH MTV Đường Biên Hòa – Ninh Hòa, chiếc máy thu hoạch mía đầu tiên tại Khánh Hòa được Cty Nhập từ Mỹ với giá 8,5 tỷ đồng, có công suất thu hoạch mỗi ngày trên 3ha mía, tương đương trên 200 tấn mía, thay thế 180 công lao động thủ công. Mía được máy chặt sát gốc, lá mía được tự động băm nhỏ để chủ mía không tốn công thu dọn gốc mía cũng như dễ dàng cho việc chăm sóc mía vụ sau. Ngoài ra, cây mía được máy cắt nhỏ gọn rất dễ cho việc vận chuyển, tránh được thất thoát. Chủ mía sẽ giảm được chi phí khoảng 10 triệu đồng cho mỗi ha so với trước đây thu hoạch thủ công. Nếu trong niên vụ tới có nhiều hộ trồng mía đăng ký Cty sẽ tiếp tục đầu tư mua thêm máy thu hoạch nhằm giảm áp lực nhân công đang thiếu hiện nay.

Để có thể thu hoạch được bằng máy, nông dân đăng ký, Cty sẽ cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật trồng mía cũng như một số chỉ tiêu cần thiết, mía phải được trồng hàng đôi, mỗi hàng cách nhau ít nhất 1,1m, mặt ruộng tương đối bằng phẳng, có độ dốc không quá 7%, độ cao bờ lô bằng mặt ruộng, ruộng mía không có đá, vật cản, chiều dài bình quân hàng mía 100m…

 

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm