| Hotline: 0983.970.780

Thợ cơ khí không bằng cấp chế tạo xe bọc thép

Thứ Hai 06/06/2016 , 13:31 (GMT+7)

Chỉ học đến cấp 3, nhưng tự tin vào kinh nghiệm trong lĩnh vực cơ khí, người đàn ông 56 tuổi ở Hà Nội đã nuôi dưỡng đam mê tạo ra các thiết bị quân sự, trong đó có xe bọc thép để phục vụ đất nước.

Cách đây hai năm, trong một lần vô tình xem vô tuyến, ông Nguyễn Đình Chính (Hoàng Mai, Hà Nội) bị thu hút bởi xe bọc thép của Nga. Lắng nghe kỹ từng chi tiết và tính năng của chiếc xe, ông cho rằng bản thân có thể làm hơn thế. "Thiết bị như vậy không khó với mình, sao lại không thử làm? Nếu làm được thì Việt Nam sẽ không phải đi nhập ở nước ngoài nữa", ông Chính nghĩ. 

Hôm sau ông mang câu chuyện nói với gia đình và người thân nhưng không được bất kỳ ai ủng hộ. "Xe bọc thép mà dễ làm thế thì người ta làm hết rồi. Trong khi kinh tế không mạnh, làm ra rồi thì ai mua", một người bạn ngăn ông Chính.

Mặc những lời can ngăn, hàng ngày ông tiếp tục làm nghề cơ khí, lúc rảnh rỗi và buổi tối, ông lên Intenet tìm đọc các thông tin về xe bọc thép ở các nước trên thế giới. Giữa 9/2015, khi tạm đủ kinh phí và vững kiến thức hơn, và tự tin khi đã có 20 năm trong nghề cơ khí, ông Chính quyết định "liều mình" thực hiện.


Ông Nguyễn Đình Chính bên chiếc xe bọc thép vừa chế tạo.

 

Tháng 9/2015 ông Chính cùng với 3 công nhân khác bắt đầu chế tạo xe trước sự ngỡ ngàng của người thân và gia đình. Để có địa điểm rộng rãi tạo ra thiết bị quân sự này, ông Chính lên thị xã Sơn Tây xây dựng xưởng cơ khí rộng gần 300 m2. "Từng chế tạo rất nhiều máy móc như máy đúc thép sẵn, làm thép, lò đốt rác, nên tôi tin bản thân có thể làm được", ông nói.

Với "mong muốn tạo ra sản phẩm nổi trội" ông làm không quản ngày đêm. Tháng 5/2016 chiếc xe được hoàn thành và có thể di chuyển 20-30 km. Tuy nhiên do không đủ kinh phí nên vật liệu và máy móc cho xe chưa đồng bộ.

"Sản phẩm tôi làm ra sẽ có nhiều điểm vượt trội hơn các xe khác trên thế giới. Nói không ai tin, nhưng quá trình chế tạo xe, tôi đã làm một mạch mà ít gặp khó khăn nào, có lẽ do có năng khiếu sẵn có", ông Chính lạc quan nói.

Chiếc xe bọc thép do ông Chính tự thiết kế và chế tạo nặng 13 tấn, dài 6,8 m, rộng 3,0 m và cao 2,6 m. Xe có thể chạy ngang dốc nghiêng 45 độ, nâng hạ gầm từ 0,3 m đến 1,2 m và vượt chướng ngại vật cao 1,5 m, trong khi xe thông thường có thể nâng hạ gầm 20 cm, vượt chướng ngại vật 0,8 m.

Phần đầu xe được thiết kế có đĩa cắt phá các chướng ngại vật, cắt cây cối hoặc dây thép gai. Bên trong xe là máy chính hoạt động, phía trên có hai vị trí người ngồi dành cho chỉ huy và người lái xe, trong đó lái xe sử dụng camera và màn hình 13 in quan sát 4 góc mà không cần mở nắp vẫn điều khiển được.

Do chưa đủ kinh phí, phần thân vỏ dự định làm bằng tôn thép dày với vật liệu chịu sức bền cao chưa thực hiện được, thay vào đó ông chọn vật liệu có mức dày thông thường, giá rẻ hơn. Bên hông có hai lớp chống đạn, có thể thu giữ đầu đạn B40, B41. Xe có sức chứa 10-12 người. Trên xe có lỗ châu mai để lính bắn được với góc quan sát bắn 5 m.


Phía sau xe là cửa để đi vào khoang máy và nơi một tiểu đội với khoảng 10-12 người ở trong.

 

8 bánh xe, mỗi bên 4 bánh hoạt động độc lập với cụm di chuyển riêng biệt không liên quan đến nhau. Trường hợp bị bắn thủng hai lốp một bên thì xe vẫn di chuyển bình thường.

Ông Chính cho biết, trên thế giới dòng xe học thép như trên đã có nhiều, nhưng ông sẽ tạo ra thiết bị nhiều tính năng vượt trội. "Việt Nam chủ yếu vẫn đi nhập khẩu các xe bọc thép nên tôi ấp ủ tạo ra xe mang thương hiệu Việt Nam, góp phần nhỏ công sức vào nền khoa học kỹ thuật quân sự quốc phòng", ông nói.

Vì mong muốn này nên ông Chính đã dồn hết tiền tích lũy sau hơn 20 năm làm thuê tại nhiều công ty xây dựng, cơ khí và vay mượn khắp nơi để tạo ra xe bọc thép. Ông mong Chính phủ giúp đỡ để hoàn thiện chiếc xe. Thời gian tới, ông Chính còn định tạo ra nhiều thiết bị quân sự khác như cầu phao dã chiến, lô cốt ngầm tự động.

(VnExpress)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm