| Hotline: 0983.970.780

Thổ Nhĩ Kỳ 'đổi màu' sau binh biến quân sự

Thứ Hai 17/07/2017 , 08:37 (GMT+7)

Cuộc đảo chính quân sự bất thành cách đây tròn 1 năm đã mở đầu cho một giai đoạn biến động mạnh mẽ trên mọi phương diện của Thổ Nhĩ Kỳ. Dư địa của nó thậm chí có thể xoay chuyển bản đồ địa chính trị khu vực trong tương lai.

Nhà tù báo chí

Phát biểu trước đám đông hàng nghìn người ủng hộ ở Istanbul trong lễ kỷ niệm 1 năm ngày diễn ra cuộc binh biến (15/7/2016), Tổng thống Tayyip Erdogan đã lên tiếng cảnh báo về cuộc trừng phạt đối với “những kẻ phản bội đất nước”. Ông Erdogan nhấn mạnh, sẽ ký bất kỳ dự luật nào được quốc hội thông qua để khôi phục án tử hình ở nước này.

“Chúng đã chĩa súng vào người dân một cách không thương tiếc. Người dân chúng ta trong khi đó chỉ có trong tay ngọn cờ và niềm tin”-ông Erdogan cho biết.

Người dân xuống đường ủng hộ Tổng thống Tayyip Erdogan ở TP Istanbul (Ảnh: Reuters)

Cách đây tròn 1 năm, một nhóm tướng lĩnh và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã lên kế hoạch lật đổ ông Erdogan. Nhóm đảo chính đã lên kế hoạch bắt cóc hoặc ám sát ông Erdogan, khi ông đang ở tại một khu nghỉ dưỡng thuộc Marmaris, ven Địa Trung Hải. Tuy nhiên khoảng 1 giờ trước đó, ông Erdogan đã rời khỏi nơi này sau khi nhận được tin báo động.

Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn còn khá nhiều bí ẩn xoay quanh vụ đảo chính do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành. Một số câu hỏi đã được đặt ra, như vì sao quân đội trung thành với ông Erdogan phải vài tiếng sau khi nhận được tin mới hành động, ai cầm đầu hay vì sao cơ quan tình báo quốc gia lại không hề nắm được manh mối nào. Ngay sau cuộc đảo chính, Ankara đã buộc tội cho giáo sĩ Fethullah Gulen, nhưng không đưa ra được bằng chứng nào cụ thể.

Dù thế nào, chính quyền ông Erdogan sau đó đã tiến hành một cuộc thanh trừng với quy mô trên toàn quốc, để “nhổ tận gốc khủng bố”. Tổng cộng, đã có khoảng 150.000 người bị sa thải khỏi các vị trí trong cơ quan nhà nước, và cả tư nhân: cảnh sát, giáo viên, nhà khoa học…Khoảng 5.000 người khác bị bắt giữ với cáo buộc có liên hệ với khủng bố. Mới cuối tuần trước, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ thông báo đã sa thải thêm 7.000 người gồm cảnh sát, nhân viên công lực, viện sĩ vì lý do tương tự với lý do thuộc mạng lưới của ông Gulen. Trong vòng 1 năm qua, Thổ Nhĩ Kỳ cũng bắt giữ 160 nhà báo, theo cáo buộc của Tổ chức bảo vệ nhà báo không biên giới, biến nước này thành “nhà tù của báo chí” lớn nhất trên thế giới. Tổ chức Ân xá quốc tế còn cho biết, Ankara bắt cả lãnh đạo một số đảng đối lập như HDP (đảng Dân chủ người Kurd).

“Trong năm vừa qua, thay vì sự bình thường hoá nhanh chóng thì chúng ta đang áp dụng tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Luật pháp đã bị phá huỷ”-lãnh đạo đảng Cộng hoà Nhân dân (CHP) Kemal Kilicdaroglu tuyên bố trước quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, một loạt nghị sĩ thuộc CHP cũng bị chính quyền ông Erdogan tống vào tù. DW dẫn lời Sayma Urper, một luật sư ủng hộ nhân quyền tại Sirnak cho biết, hàng loạt công chức đã mất việc, chính quyền nhiều địa phương được chỉ định quan chức đứng đầu là những người được Ankara ủng hộ. “Chúng tôi đã mất đi rất nhiều quyền của mình, và công việc ngày càng khó khăn hơn”-Urper nói.
 

Thay đổi bản đồ địa chính trị

Các hoạt động bắt bớ, giam cầm những người bất đồng chính kiến ở Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến quan hệ giữa Ankara với phương tây và Mỹ trở nên căng thẳng. Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước thành viên đã kịch liệt lên án chính quyền ông Erdogan. Tiến trình gia nhập EU của Thổ Nhĩ Kỳ bị đình trệ.

Đáp lại, Ankara chỉ trích Mỹ và châu Âu đứng sau vụ binh biến hôm 15/7/2016. Một số quan chức trong chính quyền ông Erdogan đã công khai cáo buộc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đứng sau giáo sĩ Gulen, người hiện đang lưu vong tại California của Mỹ.

Trong vòng 1 năm qua, Ankara đã quay sang đẩy mạnh quan hệ với Nga và Iran. Đã có nhiều phân tích cho thấy khả năng, Moscow-Ankara-Tehran đang hình thành một tam giác quyền lực mới trong khu vực. Gần đây, Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí công khai ủng hộ Qatar, nước có quan hệ khá tốt với Iran ở Trung Đông, trong bối cảnh Doha đang trong vòng phong toả của các nước Ả rập thân Mỹ. Quyền lực của ông Erdogan theo đó cũng mở rộng, và đang ngày càng được củng cố.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm