| Hotline: 0983.970.780

Thở phào nhưng không chủ quan

Chủ Nhật 10/11/2013 , 13:10 (GMT+7)

Thông tin siêu bão số 14 “né” vào đất liền ở các tỉnh Bắc Trung bộ làm nhiều người dân Quảng Bình thở phào như trút đi nỗi lo âu.

Thông tin siêu bão số 14 “né” vào đất liền ở các tỉnh Bắc Trung bộ làm nhiều người dân Quảng Bình thở phào như trút đi nỗi lo âu. Tuy nhiên, việc phòng tránh bão không vì thế mà lơi lỏng. Chính quyền các cấp và người dân vẫn tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống bão…

Làm hầm tránh bão giữa nhà

Rạng sáng ngày 10/11, chính quyền xã Ngư Thủy Bắc - Lệ Thủy- Quảng Bình) bắt đầu thực hiện di dời các hộ dân ở những vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Ông Nguyễn Phương Lâm- Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch UBND xã cho biết: “Đây là cuộc di dời dân lớn nhất từ trước đến nay. Trước đó, chúng tôi đã  thông báo và động viên tận các hộ gia đình phải di dời nhằm bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân. Có khoảng 600 hộ dân với trên 2.500 nhân khẩu thực hiện di dời”.

Các điểm được chọn làm nơi trú ẩn cho người dân là trụ sở UBND xã, Trạm Y tế, các trường học có nhà kiên cố và hàng chục nhà dân xây đỗ mái bằng vững chắc. Chính quyền địa phương cũng đã bố trí việc ăn ở cho bà con cũng như các nhu cầu nước uống, ăn hàng ngày. Bà Ngô Thị Veo (75 tuổi) được lực lượng di dời đưa đến Trạm Y tế xã trú ẩn, run run nói: “Đến được đây là bụng yên tâm rồi. Cũng không lo thiếu ăn. Chứ ở trong nhà tui thì sợ lắm. Nhà cấp 4 đó thì bão mà vô thì e sập ngay thôi”.

Cùng với việc di dân, người dân Ngư Thủy Bắc còn đào trên 30 hầm tránh trú bão. Ông Nguyễn văn Bảo (người dân địa phương) cho hay: “Mỗi hầm rộng 10-15m2 được gia cố bằng gỗ phi lao làm kèo hình chử A, đào sâu xuống cát khoảng gần 1m. Mái hầm gia có bắng ván hay tấm bạt đổ đất chèn lên. Kiểu hầm như hầm tránh bom pháo thời chiến tranh nhưng rộng hơn. Các hầm trú được bố trí ở vùng cát ven đồi cao để tránh trường hợp sóng biển dâng gây ngập”.

Anh Nguyễn Dung (xã Gia Ninh- huyện Quảng Ninh) hay tin siêu bão tràn qua với sự lo lắng. Nhà có mẹ già con nhỏ và vợ đang mang thai khiến anh lo lắng. Không chần chờ, anh nhờ anh em mua cho chục tấm bi cống nước đưa về nhà. Mọi người dựng bi đứng lên, sau đó dùng đòn tay gỗ chắc bắc qua rồi gác ván dày một lớp. Giữa nhà thành căn hầm kiên cố rộng.

Các vật dụng đắt tiền như ti vi, tủ lạnh, quạt…anh đưa hết xuống hầm và dành nữa diện tích để cả nhà trú ẩn nếu bão đến. Anh Dung xoa xoa tay: ‘mệt mỏi thực sự. Nhưng yên tâm. Nếu bão có mạnh đến mấy thì cả gia đình và tài sản vật dụng cũng được an toàn. Ngoài ra, bà con xóm giềng cũng có thể trú nhờ”.

Tại xã biển Nhân Trạch (huyện Bố Trạch), người dân đang sử dụng một sáng kiến để chống bão khá hiệu quả. Ông Hoàng Danh (ở thôn Nhân Nam) , cũng sử dụng chằng chống bằng bao cát. Khi xong việc này, ông sử dụng 8 thùng nhựa lớn (loại 100 lít) để buộc vào hai đầu dây néo chằng qua mái nhà. Khi treo thùng nhựa, cách mặt đất khoảng 0,3m.

Chằng buộc xong, ông Danh bơm đầy nước cho cả 8 thùng nhựa. Nước đầy,  các thùng nhựa có tác dụng như neo cố định mái nhà. "Qua hai cơn bão số 10 và 11, gia đình tôi nhờ sử dụng cách chằng chống này nên hầu như không bị thiệt hại. Nếu gia đình nào không có thùng nhựa thì có thể sử dụng các loại khác đựng được nước là ổn, hoặc thuê các cửa hàng bán loại thùng này”- ông Danh cho hay.

Xếp hàng mua bao cát, dây buộc…

Ngày từ sáng hôm qua (9/11), các cửa hàng, cửa hiệu bán bao tải cát, dây thừng, thép buộc…đều đông đúc người mua. Nhiều cửa hàng người dân tự giác xếp hàng để đến lượt mình mua như thời còn bao cấp.

Bao tải loại dựng 10-20 kg được bán với giá 2 ngàn đồng/bao. Tuy nhiên sau đó giá tăng lên đáng kể. Anh Lê Văn Xuân (phường Hải Đình- TP Đồng Hới) cho hay: ‘Buổi sáng tôi ra chợ mua 20 bao với giá 3 ngàn đồng/bao, Sau làm thiếu nên lại mua tiếp 10 bao nữa nhưng phải trả với giá 5 ngàn/bao rồi. Giá tăng nhanh thật”.

Anh Trần Đức Tuấn- Chủ một cửa hàng tạp hóa ở TP Đồng Hới cho biết từ hôm qua đến nay, cửa hàng bán ra khoảng 7 ngàn bao tải loại 20 kg. Ngoài người đến mua tại cửa hàng, anh Tuấn còn cho nhân viên vận chuyển bàng xe máy, ô tô đến các điểm dân cư phục vụ bán tại chổ cho bà con. “Tôi vẫn bán với giá buôn bán hàng ngày là 3 ngàn đồng/bao loại 20 kg chứ không tăng giá như một số nơi”- anh Tuấn cho biết.

Các loại dây thừng, dây ni lon loại bằng đuôi đũa ăn được bán với giá 4 ngàn đồng/m và được người mua chọn nhiều nhất. Anh Lê Văn Sỹ (TP Đồng Hới) cho hay: ‘Loại dây này khá chắc, phù hợp với việc néo chằng nhà cửa, mau lợp nên ai cũng mua để chống bão”. Đến sáng ngày 10/11, các cửa hàng, cửa hiệu cũng gần cạn dây thừng các loại. Nhiều người dân tìm mua các loại dây thép buộc để thay dây thừng khan hiếm.

Các mặt hàng như mì tôm, các khô, đồ hộp …được mọi người mua nhiều. Chị Huệ, một chủ cửa hàng tạp hóa ở chợ Nam Lý (TP Đồng Hới) tiết lộ: ‘Hôm qua là tôi bán đạt kỷ lục, chỉ riêng hàng mì ăn liềm đã bán được trị giá 52 triệu đồng”.

Tuy số người mua hàng nhiều, nhưng các mặt hàng lương thực, thực phẩm, rau xanh trên địa bàn thành phố và các địa phương trong tỉnh cũng không có biến động lớn về giá cả. Chị Nguyễn Thị Mai (bán thịt lớn ở chợ Đồng Hới) cho hay: ‘Giá các loại thịt, xương cũng bán bình thường như mấy ngày trước thôi. Chỉ có điều là bán trong buổi sáng là đã hết hàng rồi”.

Đến trưa ngày 10/11, quảng Bình có mưa nhiều nơi và gió bắt đầu thổi mạnh.


Người già ở xã Ngư Thủy Bắc được đưa đến nơi an toàn


Trẻ em và phụ nữ có thai được đưa đến Trạm tâm y tế


Đào hầm trú ẩn trên đồi cát để tránh bão và sóng biển tràn qua


Làm hầm trú tại nhà


Người dân mua bao tải để đựng cát


Chở bao tải phục vụ tận khu dân cư


Mua dây thép để buộc chằng nhà cửa


Ông Hoàng Danh: ‘Thêm hệ thống treo thùng nước là giảm thiệt hại do bão gây ra”

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm