| Hotline: 0983.970.780

Thoát khỏi sự dòm xét

Thứ Sáu 24/12/2010 , 11:11 (GMT+7)

Trong kho tàng chuyện Thiền học có vô số chuyện rất đơn sơ nhưng làm người đọc phải giật mình và phì cười vì chân lý hiện ra sinh động đến bất ngờ. Chân lý sinh động ấy cứ như một ánh chớp, để ta thấy rõ những cái ta vẫn thấy lờ mờ.

Chân lý sinh động ấy cứ như một ngọn đồi vụt mọc lên giữa đồng bằng, thích mắt quá chừng. Ví như chuyện “Nhất Đế” sau đây. Mời quí bạn thưởng thức:

“Nếu ai đến thăm thiền viện Obaku ở Kyoto đều nhìn thấy một bảng gỗ khắc chữ đại triện “Nhất Ðế” trên cổng. Ðối với người biết thưởng thức lối viết chân phương ai cũng đều tấm tắc khen ngợi là một tuyệt tác. Nó được viết bởi thiền sư Kosen hai trăm năm trước.

Thực ra ngài viết trên giấy, rồi nghệ nhân mới dựa theo khắc trên gỗ thật lớn. Khi Kosen viết thảo thì một thiền sinh đã đứng bên cạnh mài cả hàng mấy hũ mực lớn tướng, và cũng bạo dạn không ngừng phê bình lối viết của sư phụ.

“Chưa được”. Y thưa với Kosen sau bản thứ nhất.

“Cái này thì thế nào?”. Kosen lại hỏi.

“Còn kém, tệ hơn bản trước”. Đệ tử phê bình.

Kosen kiên nhẫn viết bản này qua bản khác, cho đến khi đếm được tám mươi tư bản với chữ “Nhất Ðế” chồng chất mà đệ tử vẫn cứ còn chê.

Ðến một lúc thiền sinh trẻ kia bước ra ngoài có việc trong chốc lát, Kosen nghĩ: “Bây giờ là lúc ta thoát ra khỏi cái dòm xét của nó rồi”. Và ngài phóng bút viết liền tay với tâm thơ thới chữ “Nhất Ðế”. Khi quay vào, nguời đệ tử mừng rỡ reo lên: “Tuyệt tác. Tuyệt tác”. (Một trăm lẻ một câu chuyện Thiền – Trần Trúc Lâm dịch).

Khi đọc chuyện này, ta phải bật cười và tự nhiên quí mến Thiền sư Kosen hồi nào không hay. Thật là buồn cười khi ngài gấp rút thoát ra được sự dòm xét phê phán của đệ tử và lật đật làm công việc mình thích một cách tuyệt vời. Ta lại cũng quí mến đức kiên nhẫn cầu tiến của ngài. Ngài đã viết đến 84 bản chữ “Nhất Đế” mà không buồn phiền hay tức giận vì nó vẫn chưa đạt, vẫn bị học trò chê. Chữ đó vẫn còn xấu tệ như đệ tử ngài đã phê phán. Mà đúng là xấu tệ như đệ tử phê phán nên ngài mới viết đi viết lại mãi như thế. Và cuối cùng thật ngược đời, ngài đã thành công khi không có sự dòm xét của phê phán của đệ tử chen vào.

Xuyên qua câu chuyện “Nhất Đế” này, một chân lý giản đơn nhưng vô cùng quan trọng đã xuất hiện. Đó là sự cần thiết của tự do trong lao động nghệ thuật. Tại sao ngài Kosen viết chữ “Nhất Đế” trở thành một tuyệt tác rất nhanh? Tại vì ngài viết chữ ấy trong tự do với một cái tâm thơ thới. Ngài phóng bút không bị ràng buộc vào sự dòm xét phê phán của đệ tử. Ngài viết cho con mắt và tâm trí của ngài. Ngài không viết cho con mắt và tâm trí của đệ tử. Ngài đã viết chữ “Nhất Đế” trong tự do của riêng ngài, đã thoát khỏi mọi áp lực thẩm mỹ bên ngoài áp đặt vào.

Suy nghĩ của thiền sư Kosen: “Bây giờ là lúc ta thoát ra khỏi cái dòm xét của nó rồi”. Đó là lúc ngài phóng bút viết chữ “Nhất Đế”. Chỉ lúc ấy, duy nhất lúc ấy, ngài mới thể hiện được tâm hồn thanh thoát của ngài trong nét chữ. Một thời khắc quí giá của tự do đã nở hoa. Thời khắc thoát ra khỏi mọi sự dòm xét phê phán bên ngoài.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất