| Hotline: 0983.970.780

Thứ Tư 18/12/2019 , 09:31 (GMT+7)
Vũ Hữu Sự

Vũ Hữu Sự

Nhà Văn 09:31 - 18/12/2019

Thoát nghèo và 'quyết nghèo'

Đối với ông Lê Văn Tuấn, Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, thì nghèo là một phương tiện để kiếm chác.

Ngôi “nhà nghĩa tình” của ông Lê Văn Tuấn, Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

Nhiều ngày nay, dư luận đã bày tỏ lòng kính trọng, ngưỡng mộ cụ Đỗ Thị Mơ, 83 tuổi ở thôn Lương Thiện, xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), người đã mở đầu cho phong trào xin rút khỏi danh sách hộ nghèo “để đỡ gánh nặng cho nhà nước”.

Theo gương cụ Mơ, chỉ riêng huyện Con Cuông của Nghệ An đã có tới 400 hộ xin rút khỏi danh sách hộ nghèo. Nhưng mặt khác, dư luận lại “tròn mắt” trước việc một ông có chức có quyền nhưng vẫn “quyết tâm nghèo” vừa bị báo chí phanh phui.

Đó là ông Lê Văn Tuấn, Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh. Đầu tiên, tuy thường trú tại xã Thanh Điền, nhưng năm 2012 ông lại sang xã An Bình để chỉnh sửa lý lịch. Tuy tham gia du kích sau năm 1975 nhưng ông đã sửa thành tham gia du kích trước năm 1975. Nhờ sự chỉnh sửa ấy mà ông đã được hưởng chế độ trợ cấp dành cho nạn nhân chất độc màu da cam/đioxin. Năm 2013, bị phát hiện, bị cắt trợ cấp, ông thanh minh rằng “do hoàn cảnh khó khăn”, nên ông mới làm vậy.

“Do hoàn cảnh khó khăn” nên gia đình ông đang sở hữu đến 2 xe ô tô con, một để ông đi và một để các con đi làm. Hai con ông đang là sĩ quan cấp tá của ngành công an, một người con khác đang là cán bộ địa chính xã. Tất cả đều có cuộc sống khá giả.

“Do hoàn cảnh khó khăn” nên trước đây nhiều năm, ông đã được nhận một căn nhà tình nghĩa của Hội Cựu chiến binh. Và mới đây, ông lại được nhận tiếp một căn nhà nữa. Để cho khác với căn nhà trước, ông bắt Hội Cựu chiến binh đổi tên căn nhà mới của ông là “nhà nghĩa tình”. Nhà tình nghĩa là những căn nhà dành cho các cựu chiến binh thuộc diện hộ nghèo. Trị giá của mỗi ngôi nhà chỉ từ 40-50 triệu đồng.

Nhưng ngôi “nhà nghĩa tình” của ông Lê Văn Tuấn lại trị giá đến 250 triệu đồng. Nhà làm kiểu mái Thái rất tân kỳ. Những ngôi nhà tình nghĩa khác, diện tích thường chỉ từ 30-40m2, nhưng ngôi nhà nghĩa tình được nhận lần 2 của ông rộng đến 80m2.

Ngày ngày, hai chiếc ô tô con của gia đình ông đậu nghênh ngang trong sân, như khoe với thiên hạ. Ngoài ngôi “nhà nghĩa tình” lần 2, ông còn được nhận một sổ tiết kiệm trị giá 30 triệu đồng.

Với những người như cụ Đỗ Thị Mơ, thì nghèo là một nỗi nhục. Nhưng với ông Lê Văn Tuấn, thì nghèo là một phương tiện để kiếm chác. Chính vì thế mà ông quyết bám lấy cái nghèo, bất chấp cả sự nhục nhã lẫn liêm sỉ.

Một điều khiến dư luận rất bức xúc là thái độ của huyện ủy Châu Thành. Lẽ ra, chỉ riêng việc khai man lý lịch để hưởng trợ cấp nạn nhân chất độc màu da cam/điôxin thôi, ông Lê Văn Tuấn đã xứng đáng bị khai trừ ra khỏi đảng rồi.

Thế mà cho đến nay, ông vẫn đương chức thường vụ huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm