| Hotline: 0983.970.780

Thoát nỗi ám ảnh ăn nước nghĩa trang

Thứ Sáu 03/07/2015 , 06:10 (GMT+7)

Công trình cấp nước sinh hoạt xã Thịnh Đức (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) hoạt động mang đến nguồn nước hợp vệ sinh cho các hộ dân trên địa bàn. 

Nỗi ám ảnh về việc bần cùng bất đắc dĩ phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm của cả ngàn hộ dân đã được xóa bỏ.

Quá khứ hãi hùng

Nghĩa trang Dốc Lim (TP Thái Nguyên) với diện tích rộng hàng chục ha nằm ngay đầu xã Thịnh Đức. Theo chiều dốc của địa hình, nghĩa trang xuôi qua địa bàn xã rồi đến dòng sông Công ở phía dưới cùng.

Trải qua nhiều thế hệ, người dân Thịnh Đức vẫn sử dụng nguồn nước giếng khơi tự có. Tuy nhiên, những hộ dân ở gần nghĩa trang đã phát hiện ra sự bất thường của nguồn nước đó. Nơi có vẩn đục, nơi có váng. Và vô vàn những câu chuyện về nguồn nước bị ô nhiễm bởi xác chết được dư luận quan tâm.

Điều đầu tiên mà người ta hoài nghi và nghĩ đến là những hợp chất bắt nguồn từ nghĩa trang ở vị trí trên cao dồn xuống.

Ông Lê Thanh Long, Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Đức, cho biết, nguồn nước giếng khơi của nhân dân (nước khai thác bề mặt) bị ảnh từ nghĩa trang là hoàn toàn có thật. Việc tìm nguồn nước hợp vệ sinh để phục vụ nhân dân trở nên bức thiết.

Ông Trần Sinh Quý, Tổ phó vận hành Nhà máy nước Thịnh Đức, cho biết, năm 2004, xã Thịnh Đức được đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2005.

Công trình được đầu tư từ nguồn vốn JICA. Năm 2013, công trình cấp nước sinh hoạt xã Thịnh Đức tiếp tục được nâng cấp xây dựng, mở rộng với công suất thiết kế lên 800m3/ngày đêm, bổ sung nguồn nước cho hơn 200 hộ dân, nâng tổng số hộ được cấp nước lên 1.000 hộ, phục vụ cho 18 xóm trong tổng số 25 xóm của xã Thịnh Đức.

Theo đó, có gần 80% số xóm của xã Thịnh Đức đã được hưởng lợi nguồn nước sinh hoạt từ công trình do Nhà nước đầu tư.

Về lâu dài, cán bộ nhà máy sẽ phối hợp với UBND xã Thịnh Đức điều tra cụ thể nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân thuộc các xóm còn lại để báo cáo và đề nghị các cấp có thẩm quyền bố trí vốn, thực hiện mở rộng diện phục vụ nhân dân trong các năm tiếp theo.

Ông Phạm Văn Bình (xóm Nhân Hòa, xã Thịnh Đức) cho biết, 100% số hộ trong xóm sử dụng nguồn nước từ công trình. Hằng tháng, cán bộ kỹ thuật nhà máy cùng với cán bộ của Trung tâm dịch tễ đều vào lấy mẫu nước để kiểm tra. Vì vậy mà người dân rất yên tâm sử dụng, xóa dần nỗi ám ảnh về việc sử dụng nguồn nước mặt bị ô nhiễm bởi nghĩa trang.

10 năm vẫn chạy tốt

Hơn 10 năm qua, công trình cấp nước sinh hoạt đã phục vụ ổn định cho nhân dân 18/25 xóm của xã Thịnh Đức. Do nhu cầu sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh tăng cao, mới đây, Trung tâm Nước sinh hoạt và VSMTNT tỉnh Thái Nguyên đã triển khai việc nâng cấp, mở mạng, nâng rộng diện phục vụ của công trình ra địa bàn xã Tân Cương.

Đến nay, có thêm gần 200 hộ dân của địa bàn xã lân cận đã được hưởng lợi từ công trình. Dù vậy, Trạm Dịch vụ và Xây dựng công trình nước sinh hoạt vẫn đang tiếp tục đấu nối, mở mạng để có thêm nhiều hộ dân được hưởng lợi.

Ông Đào Quốc Văn, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Cương, cho biết, tại địa bàn các xóm được triển khai mở mạng nước thì mỗi năm, người dân đều phải cạy cục tìm nguồn nước sử dụng mất 6 tháng.

Qua 2 tháng sử dụng vừa rồi, ông Văn cũng như các hộ dân đều rất phấn khởi, đồng tình ủng hộ dự án. Theo đánh giá của ông Văn, nguồn nước đảm bảo hợp vệ sinh, ổn định, cấp nước đều; cán bộ kỹ thuật, thu ngân đều hòa nhã, lịch sự…

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất