| Hotline: 0983.970.780

Thoát nỗi ám ảnh tìm nước bên sông Cầu

Thứ Hai 25/11/2019 , 09:01 (GMT+7)

Hai công trình cấp nước được xây dựng đã mang lại đời sống mới cho người dân phường Đồng Bẩm và xã Huống Thượng (TP Thái Nguyên).

08-24-05_1
Cán bộ kiểm tra, vận hành Nhà máy nước phường Đồng Bẩm.

Những năm trước đây, mặc dù nằm ngay cạnh dòng sông Cầu và gần Công ty CP Nước sạch Thái Nguyên song người dân luôn bị ám ảnh bởi nỗi lo thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Ông Nguyễn Hạnh Kiểm (Tổ trưởng vận hành Nhà máy nước phường Đồng Bẩm) cho biết, năm 2004, phường được đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt và hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2005. Công trình được đầu tư từ nguồn vốn JICA. Trải qua các năm, công trình tiếp tục được nâng cấp xây dựng, mở rộng với công suất thiết kế lên 930m3/ngày đêm, bổ sung nguồn nước cho hơn 200 hộ dân, nâng tổng số hộ được cấp nước lên trên 1.700 hộ trong toàn phường. Theo đó, có gần 50% số xóm của phường đã được hưởng lợi nguồn nước sinh hoạt từ công trình do Nhà nước đầu tư.

Cán bộ nhà máy vẫn phối hợp với UBND phường điều tra cụ thể nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân thuộc các xóm còn lại để báo cáo và đề nghị các cấp có thẩm quyền bố trí vốn, thực hiện mở rộng diện phục vụ nhân dân trong các năm tiếp theo.

Ông Nguyễn Hồng Sơn (Xóm Gia Bảy, phường Đồng Bẩm) cho biết, hàng tháng, cán bộ kỹ thuật nhà máy đều vào lấy mẫu nước để kiểm tra. Vì vậy mà người dân rất yên tâm sử dụng. Trước đây, gia đình ông sử dụng nước tiết kiệm còn hơn tiêu tiền. Tiền còn có thể làm ra nhưng nước thì quả thật rất khó khăn. Nay có nước, gia đình có điều kiện để phát triển chăn nuôi, mở mang sản xuất.

Đúng lúc chúng tôi đến thăm công trình cấp nước xã Huống Thượng thì anh Đỗ Xuân Tiến (Tổ trưởng vận hành của công trình) có điện thoại “cầu cứu” từ trường mầm non của xã với lý do, đường nước bị vỡ nên nhà trường bị mất nước sinh hoạt.

Chúng tôi cùng anh Tiến tới vị trí sửa chữa, đấu nối lại đường ống và kiểm tra nguồn nước tại trường học. Cô giáo Nguyễn Thị Quỳnh (Hiệu phó nhà trường) cho biết, được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đặc biệt lại được cán bộ nhà máy nước kịp thời khắc phục, sửa chữa hỏng hóc thực sự là may mắn lớn đối với nhà trường.

Ông Đinh Công Trường (Xóm Trám, xã Huống Thượng) cho biết, trước đây, gia đình sử dụng nước giếng khoan. Ngặt nỗi, vì gia đình ông lại làm nghề sản xuất đậu phụ nên cần số lượng nước lớn mà giếng khoan lại không đảm bảo. Những lúc mùa khô, máy bơm hút lên cả bùn, nhiều mẻ đậu đã say phải bỏ dở, rất lãng phí, thiệt hại. Từ khi chuyển sang dùng nước nhà máy, mỗi tháng, gia đình ông tiêu thụ tới 40 - 50m3 và đều vui vẻ thanh toán ngay khi cán bộ thu ngân đưa hóa đơn.

Ông Đoàn Bá Thu, Chủ tịch UBND xã Huống Thượng cho biết, mặc dù có vị trí nằm ngay bên cạnh dòng sông Cầu nhưng nguồn nước ngầm ở địa phương rất ít vì có nhiều ghềnh đá dưới lòng đất. Nguồn nước giếng khoan cũng ngày càng không đảm bảo nên việc xây dựng nhà máy cấp nước hợp vệ sinh là mong muốn lớn của người dân.

08-24-05_2
Học sinh trường mầm non xã Huống Thượng được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

Công trình cấp nước xã Huống Thượng được khánh thành vào đúng Tuần lễ Quốc gia nước sinh hoạt và VSMT nông thôn năm 2016. Công trình có công suất 400 m3/ngày đêm. Hiện tại, công trình đang cấp nước cho 430 hộ dân. Sắp tới, có thêm 300 hộ dân nữa sẽ được thụ hưởng nguồn nước từ nhà máy.

Để duy trì và đảm bảo cho công trình nước sinh hoạt trên địa bàn hoạt động ổn định, cung cấp nguồn nước hợp vệ sinh, xã đã tuyên truyền cho nhân dân phối hợp với đơn vị quản lý công trình thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ, duy tu, sửa chữa công trình.

Theo ông Thu, riêng về việc đối ứng và thanh toán tiền sử dụng để đầu tư trở lại thì người dân Huống Thượng thực hiện rất tự giác, tự nguyện. Bởi lẽ đó không chỉ là trách nhiệm mà là mong mỏi của đông đảo nhân dân từ lâu rồi.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm