| Hotline: 0983.970.780

Thời điểm cấp bách nhất

Thứ Sáu 12/07/2013 , 10:23 (GMT+7)

Sáng 11/7, tại Đồng Tháp, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả tại Nam bộ”.

Sáng 11/7, tại Đồng Tháp, Bộ NN-PTNT phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả tại Nam bộ”.

Áp lực chuyển đổi

Theo Cục Trồng trọt, thời gian gần đây SX lúa gạo đang gặp nhiều khó khăn, thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, giá XK liên tục bị giảm khiến nông dân trồng lúa không thu được hiệu quả như mong đợi. Trong khi đó, hàng năm cả nước phải nhập 1,5-1,6 triệu tấn bắp hạt, 2,4 triệu tấn khô dầu đậu nành và 600.000 tấn hạt đậu nành, ước khoảng 3 tỷ USD, gần bằng tổng kim ngạch XK gạo cả năm.

Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho rằng: Từ năm 2008 đến nay Bộ NN-PTNT khuyến khích chuyển đổi cây trồng, nhưng chưa đồng bộ vì còn khó khăn trong việc liên kết tiêu thụ. Cho đến nay cây bắp trồng ở ĐBSCL diện tích còn khiêm tốn, chỉ có 3% so với cả nước. Trong đó, nơi trồng bắp nhiều nhất ĐBSCL là An Giang cũng chỉ 13.000 ha.

Diện tích trồng đậu nành ở ĐBSCL chỉ khoảng 3.000 ha, trong đó Đồng Tháp 1.700 ha. Kỹ thuật canh tác bắp, nậu nành chưa được nâng cao. Nếu xem xét về mùa vụ, trồng đậu nành trong vụ xuân hè rất phù hợp và thuận lợi. ĐBSCL là vùng SX nông nghiệp hàng hóa cho cả nước có thể chuyển đổi cây trồng sang bắp và đậu nành trong tương lai tăng lên 200-300 ngàn ha. Sản lượng hàng năm có thể đạt gần 1 triệu tấn, giải quyết được 30% cho vấn đề nhập khẩu.


Trồng mè trên đất lúa ở An Giang

Bà Trương Thị Ngọc Chi, PGĐ Trung tâm Chuyển giao KHKTNN - Viện lúa ĐBSCL nhận xét: Việc SX độc canh cây lúa với mức độ thâm canh cao cho thấy về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và cấu trúc của đất. Hơn nữa trồng lúa liên tục nhiều vụ trong năm làm cho dịch hại có cơ hội phát triển nhiều hơn, kéo theo chi phí phòng trị sâu bệnh và phân bón ngày một tăng lên. Ngoài ra, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên tình trạng thiếu nước SX thường xảy ra, diện tích đất khô hạn ngày càng tăng.

Hạn chế vấn đề trên, ngành nông nghiệp các địa phương cần khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở một số vùng trồng lúa kém hiệu quả. Thực tế một số mô hình chuyển đổi mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Chuyển thế nào?

Ông Nguyễn Văn Dương, PCT UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết: Trong thời gian qua nông dân Đồng Tháp, sau vụ lúa bắt tay luân canh trồng đậu nành, trồng mè trên đất lúa đã mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên muốn nhân rộng các loại cây trồng này còn gặp nhiều khó khăn về giống, đầu ra tiêu thụ và máy móc thu hoạch. Đây là vấn đề cần giải quyết để tái cơ cấu ngành nông nghiệp bền vững trên đất lúa.

Ở tỉnh tiên phong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Đoàn Ngọc Phả, PGĐ Sở NN-PTNT An Giang nêu ra khó khăn tương tự: An Giang đã chuyển đổi trên 7.000 ha ở các vùng đất núi SX kém hiệu quả. Trong vài năm tới sẽ tăng lên 10.000 ha. Hiện nay có ba khâu chuyển đổi cây trồng gặp khó là: thủy lợi, cơ giới nông nghiệp, liên kết DN tiêu thụ. Về lâu dài chuyển đổi cơ cấu cây trồng cần đưa vào CĐML. Trình độ kỹ thuật trồng màu cần được nâng lên.

Ông Mai Thành Phụng, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Quốc gia, nhận xét: Trước đây trồng lúa trên đất phèn ở ĐBSCL là bước chuyển đổi KH-KT từng mang lại hiệu quả cho nông dân. Hiện nay việc chuyển đổi cây trồng thay thế cây lúa là điều cần thiết. Qua thực tế đã có những mô hình chuyển đổi SX gia tăng lợi tức.

Điển hình như trồng ớt bình quân nông dân lãi 170 triệu/ha/năm; cây hành lá 165 triệu đồng/ha/năm; đậu nành lãi 16 triệu đồng/ha/năm, bắp lãi 23 triệu đồng/ha/năm…, lợi nhuận cao hơn so trồng lúa. Tuy nhiên muốn chuyển đổi cây màu trên đất lúa Nhà nước cần quy hoạch vùng SX, nghiên cứu chọn và cung cấp giống tốt cho nông dân; tăng cường cơ giới hóa; có chính sách hỗ trợ DN tham gia vào cánh đồng lớn. 


Chuyển đổi trồng bắp trên đất lúa ở ĐBSCL

Tại Hội nghị, nhiều ý kiến chú trọng các giải pháp giải quyết khó khăn trước mắt, nhất là biện pháp tháo gỡ tập trung vào các lĩnh vực hỗ trợ chi phí mua giống, tập huấn kỹ thuật SX, đầu tư cơ sở hạ tầng. Kịp thời thông tin thị trường và các hoạt động tín dụng ngắn hạn cho mục tiêu chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Bên cạnh đó, đầu tư kinh phí cho các Viện, Trường nghiên cứu tuyển chọn và lai tạo giống rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày năng suất cao, kháng sâu bệnh, chịu hạn…

Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị: Với lợi thế thời tiết ở ĐBSCL, ngành nông nghiệp tại các địa phương thực hiện chuyển giao KHKT giống mới: bắp, đậu nành; đồng thời mở rộng diện tích SX gia tăng sản lượng và áp dụng cơ giới hóa vào SX. Bên cạnh các giải pháp trọng yếu yểm trợ SX, các địa phương cần làm rõ lại quy hoạch, vùng đất SX kém hiệu quả. Mỗi địa phương cần có số liệu kế hoạch thực hiện chuyển đổi bao nhiêu trong 3 tháng tới báo cáo Bộ NN-PTNT.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám:

Dù biết tầm quan trọng trong việc duy trì 3,8 triệu ha đất lúa, nhưng cần phải linh hoạt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Theo chỉ tiêu đến năm 2020 sản lượng cây bắp sẽ nâng lên từ 5 triệu tấn đến 8 triệu tấn, theo đó những vùng đất SX lúa kém hiệu quả có thể chuyển sang trồng bắp và đậu nành. Nhu cầu chuyển đổi đã có từ lâu, nhưng thời điểm này là cấp bách nhất.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất