| Hotline: 0983.970.780

Thời gian kết thúc năm học quan trọng hay chất lượng đào tạo quan trọng hơn?

Thứ Tư 22/04/2020 , 09:17 (GMT+7)

Đến thời điểm này thì giáo viên và học sinh đều mong muốn được trở lại trường học tập sau nhiều tháng nghỉ ở nhà vì dịch bệnh Covid- 19.

Dịch Covid- 19 dường như làm 'phá sản' chương trình dạy và học vốn đã thành nền nếp trước đây.

Dịch Covid- 19 dường như làm "phá sản" chương trình dạy và học vốn đã thành nền nếp trước đây.

Tuy nhiên, tình hình thực tế chưa cho phép nên đa phần các nhà trường vẫn phải ngừng hoạt động, chỉ có một vài tỉnh cho học sinh đi học vào ngày 20/4.

Thời gian qua, Bộ GD- ĐT đã có nhiều giải pháp, lộ trình kết thúc năm học đã được ấn định vào ngày 15/7 và xem chừng Bộ không muốn lùi thời gian thêm một lần nữa.

Chính vì thế, tại cuộc họp trực tuyến gần đây thì Thứ trưởng Bộ GD- ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, nếu học sinh đi học trước ngày 15/6 thì năm học vẫn được kết thúc vào ngày 15/7 và kỳ thi trung học phổ thông quốc gia vẫn diễn ra như dự kiến vào ngày 8 đến ngày 11/8 tới đây.

Một tháng để hoàn thành chương trình học 15 tuần?

Trong những tuần vừa qua, chúng ta không phủ nhận sự cố gắng của các nhà trường, thầy cô giáo đã đẩy mạnh việc dạy trực tuyến bài mới cho học sinh. Nhưng thực tế thì hiệu quả của việc giảng dạy của thầy và học tập của học trò không cao. Nhiều em vẫn chưa thể tiếp cận được việc học trực tuyến với muốn vàn lý do khác nhau.

Hơn nữa, đa phần các trường chỉ triển khai mỗi tuần 1 tiết/ môn học. Trong khi nhiều môn học có thời lượng 3-5 tiết/ tuần. Chính vì thế, khi mà Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chia sẻ tại cuộc họp với Ban chỉ đạo quốc gia chống Covid-19 vào chiều ngày 10/4 vừa qua khiến nhiều người lo lắng.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng: "Nếu học sinh có thể đến trường sau 30/5 và chậm nhất là trước 15/6 thì biên chế năm học vẫn theo lịch kể trên, học sinh vẫn còn thời gian ôn tập 1-2 tuần sau khi kết thúc năm học, kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia vẫn được tổ chức đúng Luật Giáo dục, nhưng nếu muộn hơn 15/6 chúng tôi sẽ phải báo cáo Chính phủ và Quốc hội để có phương án". 

Thực tế, chương trình học hiện hành của đa phần học sinh ở các địa phương là 15 tuần thực học. Nếu bỏ đi phần tinh giản mà lãnh đạo Bộ cho rằng đã “kịch khung” thì cũng còn tới 10 tuần học chính khóa nữa.  

Vậy, nếu chậm nhất là ngày 15/6 học sinh đi học trở lại thì làm sao các trường học có thể hoàn thành trước ngày 15/7 như lịch điều chỉnh lần 2 của Bộ? Một tháng ấy, làm sao các trường có thể hoàn thành chương trình còn lại của học kỳ II.

Bởi vì, dù chương trình học được tinh giản nhưng vẫn còn khoảng 10 tuần học nữa mà trong thời gian ít ỏi này thì giáo viên phải hệ thống lại kiến thức đã học trực tuyến- vì có nhiều em không thể học trực tuyến trước đó, vừa phải dạy bài mới. Điều quan trọng là phải có thời gian ôn tập học kỳ, kiểm tra học kỳ mà 2 việc này thông thường các trường luôn bố trí 1 tuần ôn tập, 1 tuần kiểm tra học kỳ, chấm bài cho học sinh.

Một điều đáng lưu ý nữa là vì học kỳ II mới học 2 tuần thì nghỉ, chỉ có một số địa phương cho học sinh Trung học phổ thông đi học thêm được mấy tuần. Còn lại, sau Tết thì gần như học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở chưa đi học lại nên học sinh chưa có cột điểm kiểm tra thường xuyên và định kỳ.

Trong khi, lượng bài kiểm tra này rất lớn, theo Thông tư 58 thì riêng lớp 9 có 57 bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ (chưa kể các môn đánh giá bằng nhận xét). Vậy, nhà trường, giáo viên sẽ bố trí ra sao? Thời gian nếu chỉ 1 tháng để hoàn thành công việc 15 tuần của thời điểm bình thường chắc chắn sẽ khó vô cùng.

Nếu thực hiện được theo kế hoạch của Bộ GD- ĐT thì học sinh cũng chẳng nắm được gì về kiến thức học kỳ II vì chừng ấy thời gian mà làm chừng ấy bài kiểm tra thì còn đâu thời gian mà học nữa?

Đó là chưa kể học sinh lớp 9 và lớp 12 còn phải tham gia kỳ thi tuyển sinh 10 và thi Trung học phổ thông quốc gia trong vài tuần sau khi kết thúc năm học. Từ ngày 15/7 (kết thúc năm học) đến ngày 8/8 (tổ chức kỳ thi quốc gia) mà các địa phương vừa tổ chức, vừa tham gia 2 kỳ thi lớn này thì các Sở, Phòng cũng sẽ phải quay như chong chóng…

Bộ nên điều chỉnh khung thời gian năm học một lần nữa

Chúng tôi cho rằng, nếu hết tháng 4, tình hình dịch bệnh ổn định, tất cả học sinh đi học được thì khoảng thời gian còn lại có thể các địa phương sẽ hoàn thành theo lộ trình mà Bộ đề ra.

Nhưng nếu sang giữa tháng 5 mà tất cả các địa phương chưa đi học được thì bắt buộc Bộ phải điều chỉnh khung thời gian năm học chứ không thể là sau ngày 15/6 Bộ mới “báo cáo Chính phủ và Quốc hội để có phương án" như lời Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã chia sẻ. 

Một số tỉnh bắt đầu cho học sinh một số khối lớp đi học trở lại từ ngày 20/4, trong đó có Thái Bình, Cà Mau.

Một số tỉnh bắt đầu cho học sinh một số khối lớp đi học trở lại từ ngày 20/4, trong đó có Thái Bình, Cà Mau.

Việc tinh giản chương trình đã khiến cho nhiều bài học bị bỏ đi trong thời gian 5-7 tuần cũng đồng nghĩa là nhiều kiến thức học sinh không được học.

Vì thế, nếu sang giữa tháng 6 mới đi học trở lại thì học sinh chỉ có trong vòng 1 tháng vừa học, vừa kiểm tra học kỳ thì dù có hoàn thành nhưng sẽ để lại một hệ quả khủng khiếp cho các năm học sau.

Học sinh không nắm được kiến thức ở lớp dưới thì khi các em lên lớp trên sẽ bị hổng và để khắc phục lỗ hổng này không thể bù đắp dễ dàng trong các năm học sau. Hơn 20 triệu học sinh trên cả nước chứ không phải là một vài trăm em, một vài trường học.

Vì vậy, có lẽ Bộ GD- ĐT cần tính toán đến phương án lùi khung thời gian năm học thêm một lần nữa để học sinh có thể học được những kiến thức cơ bản nhất của học học kỳ II này (nếu sang giữa tháng 5 mà tất cả học sinh chưa đi học lại).

Thời điểm khai giảng năm học 2020-2021 cũng có thể phải lùi lại vài tuần và Bộ cũng cần tính đến phương án tinh giản bớt kiến thức của năm học sau để thời gian kết thúc năm học trở lại bình thường như trước đây.

Thiết nghĩ, Bộ GD- ĐT cần cân nhắc kĩ lưỡng để kết thúc năm học vào một thời điểm hợp lý nhưng tuyệt đối không phải vì mốc thời gian mà quên đi việc học sinh đã học được những gì về kiến thức ở học kỳ II của năm học 2019- 2020 này.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất