| Hotline: 0983.970.780

Thứ Ba 31/10/2017 , 06:25 (GMT+7)

06:25 - 31/10/2017

Thổi hồn cho lụa 'đểu' bay cao, xa - hành vi thiếu đạo đức!

Hành vi “treo lụa ta, bán lụa Tàu” - là thứ không thể chấp nhận được trong pháp luật và trong đạo đức kinh doanh, nhưng do chưa bị phát hiện, nên ông Khải từng kể...

15-58-35_cu_hng_khisilk

Ông Hoàng Khải là chủ của hệ thống cửa hàng “Khaisilk - lụa Khải”, mới đây bị lật tẩy, rồi chính ông cũng thừa nhận rằng mình “treo lụa ta, bán lụa Tàu” đã 30 năm – gây nên một cú sốc lớn, làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc, sự tin yêu và ủng hộ cho “lụa Việt Khaisilk” cũng trong chừng ấy năm của biết bao người Việt.

Cách nay chừng 27, 28 năm, một chị bạn thời sinh viên kể rằng chị đi làm thêm cho một cửa hàng tơ lụa trên phố Hàng Gai. Khi đó, các cửa hàng trên cả mấy con phố cổ Hàng Gai, Hàng Bông hầu như đều nhập hàng tơ tằm Trung Quốc về bán. Hàng Việt Nam thì chỉ có một ít lụa trơn, lụa dệt hoa văn đơn giản nhuộm một màu, chủ yếu là đũi.

Và cửa hàng Khaisilk của ông Khải cũng bán lụa Tàu. Nhưng ông Khải là doanh nhân có tố chất kinh doanh tốt, nên khi nhập lụa Tàu ông gắn nhãn mác hàng Việt “Khaisilk – made in Vietnam”, tức là “đính kèm” văn hóa Việt vào thứ lụa Tàu của ông, rồi bán cho khách, cùng với những chiến lược trong bán hàng như trang trí nội thất sang trọng, xác định phân khúc khách hàng cao cấp…, nên ông Khải bán được nhiều “lụa Khải” với giá rất cao.

Hành vi “treo lụa ta, bán lụa Tàu” - là thứ không thể chấp nhận được trong pháp luật và trong đạo đức kinh doanh, nhưng do chưa bị phát hiện, nên ông Khải từng kể lại bằng giọng rất tự hào trên nhiều tờ báo: “Chính tôi là người “khai sinh” ra phố tơ lụa Hàng Gai”. Ông Khải cũng tự nhận mình là người đã vực dậy các làng nghề dệt lụa, đưa hàng Việt Nam trở về với giá trị của nó, và xuất khẩu lụa Việt Nam ra nước ngoài. Ông khoe những sản phẩm của “lụa Khải” đều do chính ông thiết kế và thuê gia công từ làng lụa Vạn Phúc hoặc Đà Nẵng. Vấn đề là ông đã nói dối. Vì ông đã có hành vi gian dối là nhập lụa Tàu rồi đính nhãn mác Khailsilk vào, để bán như là lụa Việt. Ông làm đủ cách để mọi khách hàng – cả trong và ngoài nước, tin rằng họ đang mua hàng thủ công Việt Nam.

Đến bây giờ thì mọi người đã biết được rằng “Khaisilk - lụa Khải” của doanh nhân Hoàng Khải, không phải là lụa Việt, mà là lụa Tàu dán nhãn hàng Việt. Nó là thứ hàng giả, lừa dối hoàn toàn bao người xưa nay vẫn đinh ninh thứ tơ lụa Khaisilk là thứ tơ lụa thủ công thuần Việt. Điều này đã lấy đi nốt chút niềm tin và tự hào còn sót lại - cho một mặt hàng thủ công Việt dường như đã vươn ra thế giới. Nó cũng làm người ta nhận ra, những lời lẽ “đầy chất thơ” khi ông phát biểu với truyền thông, với thí sinh khi làm giám khảo cho các cuộc thi trên truyền hình, chỉ là những lời lẽ dối trá của một doanh nhân thiếu đạo đức kinh doanh.

Tơ lụa Việt mang trong mình nó các truyền thuyết đầy chất thơ. Truyền thuyết về Mỵ Nương Thiều Hoa chẳng hạn. Nàng công chúa, con gái của Hùng Vương thứ 6, chính là người đầu tiên đặt tên cho những tấm sợi đan từ tơ là lụa, gọi bướm là ngài, và giống sâu cho sợi ấy là tằm – được coi là bà tổ nghề dệt lụa, được tôn vinh là người thổi hồn cho nghề lụa.

Doanh nhân Hoàng Khải cũng từng được tung hô là đã “thổi hồn” cho lụa Việt. Điều này chỉ đúng một nửa, vì đó không phải lụa Việt, mà phải nói rằng: ông Khải là người đã thổi hồn cho lụa “đểu”, bay rất cao và rất xa (!).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm