| Hotline: 0983.970.780

Thời kỳ chiến tranh lạnh

Thứ Năm 12/06/2014 , 08:02 (GMT+7)

Chiến tranh lạnh (1945–1991) hay là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945)...

* Tại sao có thời kỳ thế giới có cái gọi là Chiến tranh lạnh?

Hà Thị Hiền, Như Thanh, Thanh Hóa

Chiến tranh lạnh (1945–1991) hay là tình trạng tiếp nối xung đột chính trị, căng thẳng quân sự, và cạnh tranh kinh tế tồn tại sau Thế chiến II (1939–1945), chủ yếu giữa Liên bang Xô Viết và các quốc gia ủng hộ Liên Xô, với các cường quốc thuộc thế giới phương Tây, gồm cả Hoa Kỳ.

Dù các lực lượng tham gia chủ yếu không bao giờ chính thức xung đột, họ đã thể hiện sự xung đột thông qua các liên minh quân sự, những cuộc triển khai lực lượng quy ước chiến lược, một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, tình báo, chiến tranh ủy nhiệm, tuyên truyền, và cạnh tranh kỹ thuật, như cuộc chạy đua không gian.

Năm 1955 một khối liên minh các nước Đông Âu do Liên Xô đứng đầu được thành lập, gọi là khối Hiệp ước Vacsava để đối phó với khối NATO của Hoa Kỳ và một số nước Tây Âu. Trong hơn 45 năm hai siêu cường là Hoa Kỳ và Liên Xô không ngừng đối chọi nhau bằng cách sử dụng gián điệp, các khối liên minh, cấm vận thương mại và lấy các cuộc chiến tranh cục bộ làm vũ khí.

Cuộc chiến tranh lạnh có đặc điểm ở những giai đoạn khá yên tĩnh và những giai đoạn căng thẳng lên cao trong quan hệ quốc tế – cuộc phong toả Berlin (1948–1949), chiến tranh Triều Tiên (1950–1953), khủng hoảng Berlin năm 1961, chiến tranh Việt Nam (1954–1975), khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), chiến tranh Xô Viết tại Afghanistan (1979–1989), và những cuộc tập trận Able Archer 83 của NATO vào tháng 11 năm 1983.

Cả hai phía đã tìm cách làm giảm các căng thẳng chính trị và tránh một cuộc tấn công quân sự trực tiếp, vốn dường như sẽ dẫn tới một sự tiêu diệt có đảm bảo từ hai phía với các loại vũ khí hạt nhân. Trong thập niên 1980, Hoa Kỳ tăng cường sức ép ngoại giao, quân sự và kinh tế chống lại Liên Xô.

Sau đó, Mikhail Gorbachev đưa ra những cuộc cải cách tự do perestroika ("tái cơ cấu", 1987) và glasnost ("mở cửa", khoảng 1985). Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991, khiến Hoa Kỳ còn lại là cường quốc quân sự có vị thế thống trị, và Nga sở hữu hầu hết kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô... 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.