| Hotline: 0983.970.780

Thống nhất tiếp tục tiêm vacxin CGC

Thứ Sáu 02/03/2012 , 09:27 (GMT+7)

Quan điểm về việc cần thiết phải tiếp tục duy trì tiêm phòng vacxin CGC đã được đa số các nhà khoa học, nhà quản lí ủng hộ.

Hôm qua (1/3), Cục Thú y phối hợp với các tổ chức quốc tế tài trợ cho các chương trình phòng chống dịch CGC tại Việt Nam đã tổ chức hội nghị Tư vấn kỹ thuật về tiêm phòng vacxin. Theo đó, luồng quan điểm về việc cần thiết phải tiếp tục duy trì tiêm phòng vacxin CGC đã được đa số các nhà khoa học, nhà quản lí ủng hộ. 

Ông Đậu Ngọc Hào – nguyên Phó Cục trưởng Cục Thú y nêu thực trạng: Sau khi khống chế được dịch CGC vào năm 2006, chiến lược phòng chống dịch CGC của Việt Nam đã từng đặt ra dự tính tới năm 2008, sẽ cơ bản chấm dứt được dịch, và rút khỏi việc phải tiêm phòng vacxin CGC. Thế nhưng 2 năm sau đó, rồi 2 năm sau và hai năm sau nữa, dịch vẫn xẩy ra, nên việc phải tiếp tục tiêm vào thời điểm này là việc cực chẳng đã. Tuy nhiên, ông Hào cũng cho rằng, với tình hình dịch và đặc điểm chăn nuôi như hiện tại, vacxin vẫn là một giải pháp tốt để phòng chống dịch. “Việc điều tra nắm bắt lưu hành virus để xác định chỗ nào cần tiêm loại vacxin gì, tôi nghĩ việc này Cục Thú y có thể nắm trong tầm tay, chẳng có gì là ghê gớm mà không làm được. Đối với nhánh virus 2.3.2 – 1B ở miền Bắc hiện chưa có vacxin phòng dịch, thì ngành Thú y phải xác định rõ được ổ dịch nào là do nhánh virus này gây ra để tiêu diệt nguồn bệnh thật triệt để. Việc này cũng không có gì khó” – ông Hào nêu ý kiến.

Ông Hoàng Văn Năm – quyền Cục trưởng Cục Thú y: 

“Việc tiêm phòng vacxin CGC, mới quyết định tạm dừng một năm như vậy, mà nhiều người, trong đó có cả nhà khoa học trong ngành Thú y hẳn hoi đã lên báo chí phản đối ầm ầm quyết định đó. Tôi nhớ tháng 5 năm ngoái, cũng trong một hội nghị tư vấn dùng vacxin như thế này, có người đã từng ủng hộ việc tạm dừng tiêm vacxin rất mạnh miệng, thế nhưng vừa rồi, nhân cái việc ngừng tiêm đó, lại xẩy ra dịch bùng phát trở lại, là quay ra phản đối việc dừng tiêm ầm ầm trên báo chí!”.

Đồng tình với quan điểm này, TS Trần Đức Viên – Hiệu trưởng trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội cho rằng, với điều kiện chăn nuôi và thực trạng dịch bệnh hiện nay, không tiêm phòng thì nền chăn nuôi chẳng khác gì một mảnh đất màu mỡ mà không có chủ để dịch bùng lên lúc nào cũng được. Đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cũng bày tỏ ý kiến: Quyết định dừng tiêm phòng năm 2011, đứng về phía ngành chăn nuôi thì hết sức hoang mang lo lắng và không yên tâm chút nào. Và thực tế thì khi không có nguồn vacxin từ TƯ, người chăn nuôi lớn trong năm vừa qua cũng đã tự tìm mua vacxin để tiêm phòng…

Trước nhiều ý kiến này, ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục trưởng Cục Thú y kết luận: Sắp tới, Cục sẽ tổ chức một hội đồng tư vấn sử dụng vacxin để đưa ra các quyết định tiêm vacxin phù hợp cho các địa phương. Căn cứ vào ý kiến của đa số nhà khoa học, Cục Thú y chủ trương sẽ tiếp tục duy trì việc tiêm phòng vacxin CGC như trước đây, nhưng sẽ theo hướng ưu tiên tiêm hỗ trợ vacxin từ TƯ cho đàn vịt, còn đối với gà sẽ có cơ chế xã hội hóa để dân bỏ tiền ra tự mua để tiêm.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Bình luận mới nhất