| Hotline: 0983.970.780

Thông tin khoa học kỹ thuật mới

Thứ Tư 16/12/2009 , 10:31 (GMT+7)

Lần đầu tiên các nhà khoa học tạo ra khí gas từ tính

Từ lâu, giới khoa học đã nghiên cứu để tìm hiểu xem các loại khí gas có các thành phần từ tính giống như các vật chất rắn hay không? Và mới đây nhóm chuyên gia ở Viện công nghệ MIT của Mỹ đã tìm được câu trả lời cho vấn đề này. Nhờ có các thiết bị hiện đại, các nhà khoa học ở MIT đã tìm được hiện tượng từ tính trong nguyên tử khí lithium được làm lạnh xuống dưới 1/500 triệu độ trên mức zero tuyệt đối.

Thử nghiệm tìm thấy sự đồng nhất giữa việc nghiên cứu chất ngưng tụ với trường nguyên tử là lazer, giúp cho con người tìm ra phương án lưu giữ dữ liệu và ứng dụng trong việc chẩn đoán chữa bệnh trong tương lai. Để làm lạnh khí lithium, người ta đã tạo ra chùm tia lazer hồng ngoại trong đám mây. Việc làm lạnh lazer là phương pháp mà các nhà vật lý vẫn sử dụng để giảm nhiệt độ khí gas tới mức zero tuyệt đối. Cuối cùng lazer này tấn công bất ngờ các nguyên tử làm cho chúng hoạt động chậm lại và kết quả làm giảm nhiệt độ. Sự co ngót của các đám mây cùng với tốc độ giãn nở của lazer làm cho các nguyên tử lithium sẽ trở nên từ tính. Nghiên cứu trên giúp khoa học hiểu sâu thêm về đặc tính từ tính khi nó ở trạng thái nhỏ nhất.

Tìm ra phương pháp chữa bệnh mù màu ở khỉ

Nhóm các chuyên gia ở ĐH Washington và Florida (Mỹ) mới đây đã hợp tác nghiên cứu, sử dụng liệu pháp gene điều trị thành công bệnh mù màu ở hai con khỉ sóc. Kết quả nghiên cứu này trên vừa được đăng tải trên tạp chí Nature số ra ngày 15/9/2009. Việc thành công trong dự án trên mở ra triển vọng mới trong lĩnh vực điều trị căn bệnh tương tự ở con người, đây là căn bệnh có hàng triệu người trên thế giới mắc phải. Mù màu (color blindness) là căn bệnh mà những người trong cuộc không phân biệt được màu sắc. Để thực hiện thành công dự án, các nhà khoa học đã cùng hãng sản xuất thiết kế hệ thống có tên là thử test màu sắc (CCT) để kiểm tra khả năng phân biệt màu sắc của khỉ.

Phương pháp này giống như phương áp dụng ở bậc tiểu học, giúp trẻ phân biệt được màu sắc từ kích thước nhỏ đến kích thước to. Ngoài ra nhóm đề tài còn phát triển kỹ thuật truyền gene, sử dụng virus AAV(adeno-associated virus) vô hại để mang gene hoàn chỉnh sản xuất ra số lượng protein theo yêu cầu. Mục đích của nghiên cứu là sản xuất ra một hợp chất có tên là opsin sóng dài trong võng mạc của khỉ. Opsin đặc biệt này là một protein không màu hoạt động trong võng mạc để tạo ra các sắc tố nhạy với màu đỏ và xanh. Sau 5 tuần được điều trị bằng kỹ thuật nói trên hai con khỉ sóc đã phân biệt được màu, kể cả ban đêm. Trong 20 tuần đầu không có vấn đề gì xảy ra và kết quả sau một năm chúng đã phân biệt được tới 16 loại màu sắc khác nhau.

Công nghệ sản xuất bóng đèn mới

Trong tương lai không xa con người sẽ sản xuất được loại bóng đèn mới có hiệu quả cao về mặt năng lượng. Đây là sản phẩm kết hợp những ưu điểm của các loại bóng đèn hiện có như bóng chiếu sáng nóng, bóng huỳnh quang (compact) và bóng LED. Đây là sản phẩm độc đáo của hãng Vu1 ở Seatle Mỹ sản xuất, sử dụng công nghệ mới, hiện đại có tên là ESL (electron stimulated luminescence - tạm dịch: công nghệ chiếu sáng kích thích điện tử) có thể cho ra đời những loại bóng có độ sáng cao và hiệu quả lớn về mặt năng lượng. Nguyên lý làm việc của các loại bóng ESL là tạo ra ánh sáng bằng cách đốt cháy các electron để kích thích phosphor, toàn bộ quá trình này diễn ra trong một bóng thủy tinh thông thường, có tuổi thọ dài tới 6.000 giờ và so với các loại bóng compact huỳnh quang (CFL) thì loại bóng mới nói trên có tuổi thọ cao gấp 3-4 lần.

Ngoài ra nó còn có nhiều ưu điểm khác là không có chứa thủy ngân, đây là hợp chất rất độc cho hệ thần kinh trong trường hợp thải bỏ hoặc so với bóng LED thì bóng ESL rẻ tiền hơn. Ví dụ một bóng LED Everled của hãng Panasonic giá tới 40 USD, đắt gấp 2 lần bóng ESL. Ngoài ra bóng ESL còn có ánh sáng rất chất lượng, tạo ra ít sản phẩm CO2 gây hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất