| Hotline: 0983.970.780

Thông tin khoa học mới

Thứ Năm 13/05/2010 , 10:44 (GMT+7)

1. Gạo nâu có tác dụng bảo vệ tim mạch

Các chuyên gia ĐH y khoa Temple, Philadelphia Mỹ vừa kết thúc một nghiên cứu và phát hiện thấy gạo nâu hay còn gọi là gạo lức có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm bệnh tim ở con người bởi nó có chứa nhiều hợp chất hữu ích, đặc biệt là chất xơ.

Cũng theo nghiên cứu trên thì không phải tất cả các loại gạo đều có hàm lượng dưỡng chất giống nhau, trong đó gạo nâu có nhiều dưỡng chất hữu ích nhất, làm giảm huyết áp và hạn chế nguy cơ tắc thành mạch máu thông qua những hợp chất có trên lớp vỏ mô bám xung quanh hạt gạo, tác dụng tấn công lại angiotensin II, thủ phạm làm tăng bệnh cao huyết áp và tắc thành mạch máu. Lớp mô này nằm ở giữa lõi và vỏ màu nâu bên ngoài của hạt gạo. Trường hợp sát, giã kỹ sẽ mất đi lớp vỏ tốt nói trên, vì lợi ích này mà người ta khuyến cáo nên ăn nhiều gạo nâu, gạo giã dối, hoặc ít qua chế biến sẽ có lợi hơn cả.

2. Khám phá tập hợp gen giúp côn trùng mọc đầu và phát triển não mới

Nhóm chuyên gia ĐH Nottingham (Anh) vừa kết thúc một nghiên cứu ở loài côn trùng Planarian, theo đó, người ta đã cắt đầu của nó nhưng chỉ sau một ngày đầu mới lại mọc trở lại như cũ. Mục đích của nghiên cứu này là giúp khoa học tìm ra phương pháp điều trị các bộ phận trên cơ thể con người khi bị tổn thương hoặc tạo ra các mô mới để phục vụ cho việc chữa bệnh. Phát hiện trên vừa được đăng tải trên tạp chí y khoa PLos Genetics số cuối tháng 4/2010.

Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy loài côn trùng này có các tế bào gốc trưởng thành, có khả năng phân chia liên tục và có thể thay thế tất cả những loại tế bào mà côn trùng thiếu hụt, đặc biệt các nhà khoa học còn phát hiện ra một loạt các gen tham gia vào quá trình nói trên giúp cơ thể chúng tạo ra những bộ phận không khác gì bộ phận nguyên thủy, kể cả đầu, não và mồm miệng.

3. Tìm ra giống lúa mì cao sản chịu mặn

Nhóm các nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu cây trồng CSIRD, ĐH Adelaide, Trung tâm di truyền và Tổ chức nghiên cứu phát triển các loại ngũ cốc dạng hạt của Australia mới đây đã hoàn tất một nghiên cứu, lai tạo thành công một giống lúa mì cao sản có khả năng chịu mặn và cho năng suất cao hơn tới 25% so với giống lúa bố mẹ khi được canh tác trên các chân ruộng mặn.

Để tạo ra giống lúa này nhóm đề tài đã cách ly được 2 gen chịu mặn có tên là Nax1 và Nax2 từ giống lúa mì cổ có tên là Triticum Monococcum. Hai gen trên làm nhiệm vụ khử natri gây độc cho lúa thông qua hạn chế quá trình lưu hóa natri từ gốc lên chồi và qua phương pháp lai tạo truyền thống, bổ sung thêm các chất tạo phân tử, các nhà khoa học đã tạo được các gen loại muối, sau đó đưa vào cho dòng lúa mì mới. Đây là nghiên cứu được xem là đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, mở ra triển vọng mới trong việc đảm bảo an ninh lương thực cho tương lai.

4. Australia lai tạo thành công giống đậu nành được người Nhật ưa thích

Đó là giống đậu nành có tên là Bunya do Trung tâm nghiên cứu cây trồng CSIRO của Australia tạo ra từ một giống đậu tương cổ điển của người Nhật. Đậu Bunya có mùi thơm đặc trưng, có các thành phần dưỡng chất rất hữu ích để giúp người Nhật tạo ra món ăn truyền thống như đậu phụ, sữa đậu nành hay món edamame được người Nhật rất ưa thích, hoặc dùng để sản xuất tương, nước chấm. Ngoài ra Bunya còn cho sản lượng cao, dễ canh tác và chịu được sâu bệnh, có hạt to, mẩy đều và phù hợp những nơi có điều kiện canh tác khắc nghiệt. 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm