| Hotline: 0983.970.780

Thông tin về danh nhân Phạm Văn Bạch

Thứ Ba 18/08/2015 , 07:15 (GMT+7)

Là một nhà luật học uyên thâm, Phạm Văn Bạch đã có những đóng góp to lớn đối với việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật Việt Nam. 

* Hà Nội mới có thêm tên phố Phạm Văn Bạch, xin cho biết thông tin về vị này?

Lê Kim Thoa, phố Phạm Văn Bạch, Hà Nội

Phố Phạm Văn Bạch (quận Cầu Giấy) từ ngã tư giao cắt phố Trung Kính - Dương Đình Nghệ đến bùng binh nối các phố Tôn Thất Thuyết, Trần Thái Tông, cạnh Cung Trí thức TP. Hà Nội, dài 500m, rộng 40m.

Mùa thu năm 1945, ông Phạm Văn Bạch là một trong những nhân vật chủ chốt được Tỉnh ủy giao lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền tại tỉnh Bến Tre. TS Phạm Văn Bạch được cử giữ chức Chủ tịch UBND lâm thời và sau đó là đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre.


Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đầu tiên của Việt Nam Phạm Văn Bạch (bên trái). (Nguồn: toaan.gov.vn)

Tháng 9/1945 ông Hoàng Quốc Việt, đại diện Trung ương Đảng cùng đại diện Xứ ủy Nam bộ mời ông lên Sài Gòn và giao trọng trách Chủ tịch UBND cách mạng Nam bộ, trên cơ sở quyết định nhất trí của Mặt trận Việt Minh. Ông ra Bắc giữ cương vị Chánh án TANDTC từ khi thành lập, năm 1959 đến khi nghỉ hưu năm 1981. Ông là đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI (từ 1946 đến 1981).

Với cương vị Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao từ ngày đầu thành lập “vạn sự khởi đầu nan”, ông đã đặt những viên gạch đầu tiên, tạo nền móng vững chắc cho TANDTC trưởng thành. Là một nhà luật học uyên thâm, Phạm Văn Bạch đã có những đóng góp to lớn đối với việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật Việt Nam.

Ông đã tham gia Ủy ban soạn thảo các Hiến pháp 1946, 1959 và 1980. TS Phạm Văn Bạch đã tham dự 17 hội nghị quốc tế lớn ở khắp các châu lục để đấu tranh bảo vệ sự nghiệp cách mạng, bảo vệ nền dân chủ và nền luật học non trẻ của Việt Nam.

Từ năm 1955, TS Phạm Văn Bạch liên tục được bầu giữ cương vị Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, ủy viên Ban pháp chế Trung ương Đảng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch MTTQ Việt Nam, Viện trưởng Viện Luật học, Phó chủ tịch Hội Luật gia dân chủ thế giới…

Suốt mấy chục năm trời, ông và gia đình gắn bó với Thủ đô Hà Nội. Căn biệt thự công vụ 68A phố Trần Hưng Đạo, đối diện ngõ Hà Hồi đã gắn bó với Chánh án Phạm Văn Bạch cho đến khi ông nghỉ hưu, trở về miền Nam quê hương ông.

Ông mất ngày 8/3/1986 tại TP. Hồ Chí Minh. Để tưởng nhớ công lao của ông, TP. Hồ Chí Minh đã lấy tên ông đặt cho một đại lộ lớn. TP. Đà Nẵng và một số địa phương khác cũng có đường phố mang tên ông. Giờ đây, Thủ đô Hà Nội, nơi ông đã sống và làm việc nhiều năm, cũng đã có một đường phố đẹp, hiện đại mang tên Phạm Văn Bạch.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất