| Hotline: 0983.970.780

Thu hoạch lúa lúc độ chín 85 - 90%, vì sao?

Thứ Sáu 24/07/2015 , 06:05 (GMT+7)

Đây không chỉ là câu hỏi của bạn Huỳnh Ngọc Chan ở ấp Mỹ Hội, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách (Sóc Trăng), cũng là điều thắc mắc của nhiều nông dân khác.

Bạn Chan hỏi: "Gặt lúa chín lúc 85 - 90%, vậy còn từ 10 - 15% nữa lúa tự chín khi gặt hay bị thất thoát? Thu hoạch lúa bị rụng nhiều là do giống hay do bón?

Bạn Chan thân mến!

Theo nghiên cứu rất bài bản của các nhà khoa học thì thất thoát lúa gạo từ thu hoạch cho đến khi lúa chế biến thành gạo, trung bình khoảng hơn 10 -12%.

Riêng các khâu gặt, đập, phơi sấy cho đến lúc bảo quản bị thất thoát ít nhất cũng đến 8 - 9%. Lúa vụ hè thu và thu đông thất thoát nhiều hơn vụ đông xuân và vụ mùa.

Bạn cứ thử làm một phép tính nhẩm xem, ĐBSCL hàng năm thu hoạch khoảng 22 triệu tấn thóc, lấy bình quân mức thất thoát là 10% thì đã có khoảng 2,2 triệu tấn thóc không được thu hoạch. Nếu lấy giá lúa tươi khoảng 4.500 đồng/kg thì thất thu khoảng 9.000 tỷ đồng.

11-17-36_du-tru-te-1-2

Riêng tỷ lệ thất thoát do hoạt động thu hoạch gây ra, nếu chỉ lấy 25% số liệu này thì cũng mất khoảng gần 2.250 tỷ đồng, một con số không nhỏ.

Cũng theo nghiên cứu thì tập quán của bà con nông dân ta ở các tỉnh phía Nam chờ đồng lúa chín cho đến bông cuối cùng mới gặt. Bà con nghĩ như vậy sẽ thu hoạch hết tất cả các bông lúa có trên ruộng và nghĩ rằng như vậy sẽ có lợi hơn.

Vì vậy, nhiều khi ta thấy có nhiều đám ruộng lúa chín mà cây đã gãy, bông cũng gãy thì bà con mới chịu gặt. Vụ mùa, phần lớn khi gặt lúa gặp vào thời kỳ mùa khô nên, độ ẩm còn lại khoảng 15 - 16%, chỉ cần phơi 1 nắng là đã đủ tiêu chuẩn xay xát rồi, coi như bà con ta phơi lúa cả cây ở ngoài ruộng.

Bà con không hiểu rằng khi sạ lúa, mật độ sạ quá dày thì lúa không sinh đẻ được, ta chỉ gieo hạt nào thì cho bông đó mà thôi.

Trường hợp này trên ruộng lúa cũng có bông trổ trước có bông trổ sau. Trên cùng một bông lúa thì những hoa lúa đầu bông nở trước, các hoa cuối bông nở sau và thụ phấn sau, có khi cách nhau 2 - 3 ngày.

11-17-36_du-tru-te-lu-1

Vì vậy khi chín cũng chậm hơn khoảng 2 - 3 ngày. Giữa bông này và bông kia cũng trổ cách nhau 2 - 3 ngày hoặc dài hơn đến hàng tuần.

Những chỗ bị mất cây do ngập nước, do chuột cắn, ốc bươu vàng hay sâu bệnh phá thì chỗ ấy sẽ có cây lúa con, lúa cháu mọc lên nên trổ bông chậm hơn cả tuần đến 10 ngày.

Hiện Cty CP Phân bón Bình Điền có các chủng loại phân chuyên dùng cho lúa như Đầu Trâu TE - Lúa 1 và Đầu Trâu TE - Lúa 2, đặc biệt là Đầu Trâu TE- A1 và Đầu Trâu TE- A2, bón cho lúa vừa tiện lợi vừa có năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao mà môi trường không bị ảnh hưởng.

Do đó các chỗ này lúa chín chậm hơn chỗ khác cũng cách nhau khoảng 10 ngày hoặc dài hơn thế nữa. Nếu chờ lúa cả ruộng chín hết mới gặt thì những bông chín trước sẽ bị chim, chuột, sâu phá hại, gió làm rụng và khi đó gặt cũng rất dễ rụng, mà chủ yếu là rụng các hạt chắc, hạt đầu bông, thất thoát sẽ rất cao.

Nói lúa chín 85 - 90% sẽ gặt là lúc đó trên bông lúa chỉ còn một số hạt ở cuối bông (bà con gọi là ở cậy bông) chưa chín vàng nhưng đã chắc, còn lại một số hạt khác thì lưng lửng. Những hạt này dù có chín cũng thuộc loại hạt lúa lửng và lép.

Vì vậy, gặt lúc này là lợi hơn. Khi phơi, các hạt còn màu xanh vẫn chuyển sang màu vàng. Có nhiều thí nghiệm về thời gian thu hoạch đã chứng minh như vậy.

Theo quy luật nở hoa như đã nói ở trên thì xác định gặt lúa vào lúc chín 85 -90% là thích hợp nhất. Còn khi thu hoạch lúa rụng nhiều, bạn hỏi là do giống hay do bón phân. Câu trả lời là do cả hai. Tuy nhiên không phải chỉ có hai nguyên nhân này mà còn có một số nguyên nhân khác nữa.

11-17-36_du-tru-te-lu-2

Lúa rụng nhiều hay ít, trước hết là do bản chất di truyền của giống, thứ đến là do bón phânquá thừa đạm, thiếu K, Ca, và silic, kế đến là do thời tiết âm u liên tục, nấm bệnh phát triển trên bông nhiều, cây yếu, cây bị đổ sớm, khi gặt, nhất là gặt bằng tay kéo lúa tách bông này ra khỏi bông khác mà gây rụng, do để quá chín, do sâu bệnh làm các gié lúa bị gãy...

Vì vậy, phải áp dụng kỹ thuật liên hoàn kể cả gặt đúng thời gian lúa vừa chín để giảm tỷ lệ rụng hạt. Riêng phân bón, khi bón quá nhiều phân đạm mà tỷ lệ P và K thấp (ta gọi mất cân đối) thì lúa sẽ có tỷ lệ hạt lép cao, hạt cũng dễ bị rụng.

Các khảo nghiệm về chế độ bón phân cũng đã chứng minh là như vậy. Muốn bón phân cân đối bà con nên sử dụng loại phân NPK chuyên dùng cho lúa sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn so với bón phân đơn dù mức bón cao hơn.

Xem thêm
Chuẩn hóa quy trình nuôi chồn hương

Dù chồn hương là vật nuôi có giá trị kinh tế cao, nhưng thành phố Hà Tĩnh không vội vàng mở rộng mà tập trung chuẩn hóa quy trình nuôi.

Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

'Cải lão hoàn đồng' cho cây bưởi ra quả ngon, sai lúc lỉu

HƯNG YÊN Bằng kỹ thuật cắt tỉa và ghép đoạn cành, ông Tuấn đã 'cải lão hoàn đồng' thành công hàng trăm cây bưởi già cỗi thành những cây quả sai lúc lỉu, chất lượng thơm ngon.

Bình luận mới nhất