| Hotline: 0983.970.780

Thu hồi đất giao cho doanh nghiệp nuôi bò, dân dài cổ chờ cấp đất tái định canh

Thứ Năm 17/11/2016 , 10:10 (GMT+7)

Hàng chục hộ dân bị mất đất thuộc Dự án chăn nuôi bò sữa, thịt của Tập đoàn Đức Long Gia Lai tại xã Quảng Phú (Krông Nô, Đắk Nông) đang mỏi mòn chờ được cấp đất tái canh. Không có đất sản xuất, đồng nghĩa với dân không có việc làm, nguy cơ  tái nghèo hiện hữu. Trong lúc hàng chục hộ dân mất đất vùng dự án không còn đất để canh tác...

Mỏi mòn chờ cấp đất tái định canh

NNVN có bài viết “Dự án bò sữa đẩy người dân bị thu hồi đất đến chỗ tái nghèo?” phản ánh việc chính quyền huyện Krông Nô (Đắk Nông) thu hồi 273ha đất tại xã Quảng Phú của người dân giao chủ đầu tư nhưng chỉ hỗ trợ với giá “bèo” 5 triệu đồng/ha. Sự việc khiến hàng trăm hộ dân vùng dự án vô cùng bức xúc.

11-55-00_1
Hàng chục hộ dân vùng dự án bò sữa đang mỏi mòn chờ đất tái định canh
 

Đến ngày 20/4 ông Ngô Xuân Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô đã có buổi làm việc với PV Báo NNVN, cam kết sẽ bảo đảm quyền lợi cho người nông dân, không để họ chịu thiệt trong vùng Dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt của Tập đoàn Đức Long Gia Lai triển khai trên địa bàn huyện.

Thế nhưng đã hơn 6 tháng trôi qua, trong khi chính quyền huyện, tỉnh chưa có lời giải thích, đền bù thỏa đáng với người dân cũng như nhanh chóng bố trí quỹ đất tái định canh cho người dân như lời cam kết, thì phía chủ dự án vẫn đưa máy móc vào san ủi triển khai dự án, mặc người dân phản đối.

Mới đây, trong lúc hàng chục hộ dân mất đất vùng dự án không còn đất để canh tác thì đơn vị chủ dự án lại cho công nhân trồng cây ăn quả lâu năm như bơ booth, trồng bắp để tận thu bán cho tư thương bên ngoài.

Anh Hoàng Thế Hồng, thôn Phú Hưng, xã Quảng Phú cho hay gia đình anh bị thu hồi toàn bộ diện tích đất sản xuất với hơn 3 ha. Trước tình cảnh này, anh Hồng đã viết đơn trình lên UBND xã, huyện để xin được xem xét cấp đất tái canh, nhưng vẫn phải chờ. Gần 1 năm nay cả gia đình anh phải kiếm thêm nghề phụ, chạy vạy làm thuê khắp nơi.

Gia đình chị H’Joel Bol thuộc dạng khó khăn nhất của thôn 2, xã Quảng Phú. Cả gia đình có 7 nhân khẩu, cuộc sống chỉ trông chờ vào 3,3ha đất được gia đình khai hoang từ năm 2002 nhưng đã bị thu hồi. Suốt 1 năm nay, gia đình chị Bol vẫn mỏi mòn chờ được chính quyền cấp đất để sớm tái canh, ổn định lại cuộc sống.

“Lúc chính quyền vận động lấy đất làm dự án họ hứa đủ điều, nào là tạo công ăn việc làm, đền bù hỗ trợ và nhất là xem xét bố trí nguồn đất mới tái canh cho chúng tôi. Ấy vậy mà cả năm trời rồi, người dân mất đất trong dự án phải chấp nhận cảnh ăn không ngồi rồi, làm thuê tứ xứ. Không còn đất, tiền tỷ ngồi chơi không ăn cũng hết chớ đừng nói tới chỉ vài chục triệu hỗ trợ”, anh Hồng bức xúc.
 

Huyện lại hứa xem xét

Ông Lê Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện Krông Nô cho hay, việc người dân phản ánh doanh nghiệp tiến hành trồng bơ booth và bắp để bán ra cho tư thương bên ngoài là có thật. Đây là việc làm rất phản cảm của doanh nghiệp và chính quyền huyện đã nhắc nhở.

Tuy nhiên, việc doanh nghiệp trồng bơ là để tạo cảnh quan 2 bên đường, trồng bắp là để phục vụ nhu cầu thức ăn cho đàn bò nhưng do doanh nghiệp chưa thể đưa đàn bò về trang trại theo đúng kế hoạch nên toàn bộ sản phẩm mới được bán ra bên ngoài.

Liên quan đến vấn đề sớm ổn định tái định canh cho các hộ dân không còn đất sản xuất, hiện UBND huyện đã quy hoạch và lên phương án cấp đất cho người dân tại khu vực Trường bắn Đức Xuyên với 70 ha. UBND huyện đã chỉ đạo cho xã Quảng Phú nhanh chóng xác minh lại từng trường hợp cụ thể để tránh sai sót khi cấp đất tái canh.

11-55-00_2
Trong khi người dân thiếu đất sản xuất thì doanh nghiệp tiến hành trồng bắp bán cho tư thương
 

Mới đây, Tỉnh ủy Đắk Nông đã có chỉ đạo đề nghị UBND huyện áp dụng hỗ trợ 22 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, do công văn không nói rõ mức hỗ trợ chỉ tính riêng phần đất hay trên một suất đầu tư/ha nên UBND huyện sẽ có công văn đề nghị Tỉnh ủy chỉ đạo rõ về vấn đề này để thông tin cho người dân biết.

Ngoài ra UBND tỉnh Đắk Nông cũng đã có chỉ đạo và kế hoạch làm việc cụ thể thêm với Tập đoàn Đức Long Gia Lai, đề xuất tập đoàn có thêm những chính sách hỗ trợ cho người nông dân.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.