| Hotline: 0983.970.780

Thu hơn 5 nghìn tỷ từ dịch vụ môi trường rừng

Thứ Tư 17/08/2016 , 09:29 (GMT+7)

Sau 5 năm triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ, cả nước đã thu được trên 5,2 nghìn tỷ đồng, trong đó có trên 3,6 nghìn tỷ đồng đã đến tay người dân bảo vệ và phát triển rừng

* Cần một cơ chế giám sát, đánh giá

Theo đánh giá, nguồn tiền từ dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) hàng năm đã nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ 5,3 triệu ha rừng trong lưu vực cung ứng DVMTR. Nguồn thu này cũng góp phần tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.

Qua điều tra của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam đối với 322 hộ gia đình, cá nhân ở 24 tỉnh cho thấy mức thu nhập từ chi trả DVMTR bình quân khoảng 3,6 triệu đồng/hộ/năm.

Một số nơi có mức thu nhập bình quân của hộ gia đình cao như: Bình Phước 12,8 triệu đồng/hộ/năm, Lâm Đồng trên 11,1 triệu đồng/hộ/năm, Đắc Nông 10,8 triệu đồng/hộ/năm, Gia Lai 7,5 triệu đồng/hộ/năm.

Bên cạnh đó, từ năm 2013, khi Chính phủ có chủ trương dừng khai thác gỗ từ rừng tự nhiên, nguồn tiền từ DVMTR đã giúp các công ty lâm nghiệp duy trì, khôi phục sản xuất, có kinh phí hoạt động và hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng trong thời gian thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Đến hết năm 2015, riêng Tây Nguyên có 46 công ty lâm nghiệp đã nhận được số tiền DVMTR trên 538 tỷ đồng. Nguồn tiền chi trả DVMTR khoảng 1.000 tỷ đồng/năm đã giải quyết khó khăn về kinh phí bảo vệ rừng cho 199 ban quản lý rừng, 84 công ty lâm nghiệp, 650 chủ rừng là tổ chức và tổ chức không phải là chủ rừng và hàng trăm ngàn hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng.

Trong những năm qua, ngân sách nhà nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 29% tổng mức đầu tư cho ngành lâm nghiệp, và trong bối cảnh ngân sách Nhà nước ngày càng hạn hẹp thì nguồn thu từ DVMTR khoảng 1.000 tỷ năm như hiện nay, và khoảng 1.800 tỷ đồng/năm trong những năm tiếp theo có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nguồn tiền này sẽ góp phần tăng nguồn thu, hỗ trợ công tác bảo vệ và phát triển rừng, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

Chính sách chi trả DVMTR thực chất là một mối quan hệ mua – bán và hàng hóa ở đây chính là DVMTR, chính vì thế tính minh bạch càng phải được đề cao. Một số đánh giá độc lập của các tổ chức ngoài nhà nước như CIFOR, VFD, FORLAND, Tropenbos… đã cho thấy ở các cơ quan Trung ương điểm yếu nhất của chính sách này chính là hệ thống theo dõi, giám sát.

 Đối với các địa phương, họ mong muốn có một bộ công cụ giúp theo dõi, giám sát và lượng hóa được hiệu quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR một cách thống nhất, hỗ trợ cho nội dung báo cáo kết quả thực hiện hàng năm. Thêm vào đó minh bạch là một yêu cầu bắt buộc trong Nghị định 99 để khẳng định sự ưu việt của chính sách. Giám sát và đánh giá chi trả DVMTR nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch và hiệu quả chi trả DVMTR.

Do vậy một khung nội dung và bộ công cụ giám sát, đánh giá chi trả DVMTR hoàn chỉnh gồm đầy đủ các nhóm chỉ tiêu về môi trường, kinh tế, xã hội dựa trên các nguyên tắc về sự công bằng, minh bạch và bền vững là hết sức cần thiết nhằm đưa ra được các bằng chứng, số liệu cập nhật, đáng tin cậy phản ánh chất lượng thực hiện cũng như hiệu quả tác động thật sự của chi trả DVMTR.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm