| Hotline: 0983.970.780

Thu lời nhờ trồng hồ tiêu sinh học

Thứ Sáu 22/02/2019 , 07:20 (GMT+7)

Giá hồ tiêu chạm đáy, từ hơn 200.000 đồng/kg rớt xuống chỉ còn 45.000 đồng/kg, khiến cho nhà vườn trồng hồ tiêu trên cả nước lao đao.

Cây tiêu từ vị trí cây làm giàu của nông dân, trở thành vấn đề khó của ngành nông nghiệp, do vậy cần tìm lối ra và phương hướng chuyển đổi hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với những nhà vườn giàu kinh nghiệm tại tỉnh Bình Phước, tình hình khó khăn với nhiều thử thách này đã giúp họ tìm ra được phương pháp cải tạo vườn trong cách canh tác hồ tiêu. Từ đó, giảm tối đa giá thành sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo có lời, dù giá hồ tiêu liên tục giảm.

Ủ phân hữu cơ từ phân dê bón cho vườn hồ tiêu

Trong khi các hộ trồng hồ tiêu trên cả nước bị lỗ nặng vì giá hồ tiêu rớt mạnh chỉ còn 45.000 đồng/kg, thì vườn tiêu 3 sào của gia đình anh Trương Công Bằng (xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) vẫn thu về được tiền lời 50.000 đồng.

Theo anh Bằng, tất cả là nhờ anh đã tìm ra được phương pháp cải tạo vườn, giúp giảm tối đa giá thành sản xuất, nhưng vẫn đảm bảo sản lượng, chất lượng hạt tiêu. Và đó chính là cách trồng hồ tiêu sinh học bằng việc tận dụng phế phẩm nông nghiệp ngay trong vườn nhà và tự ủ thành phân hữu cơ để bón lại cho cây.

Với sự tư vấn của các kỹ sư nông nghiệp, cùng kiến thức tự tìm hiểu qua internet, anh Bằng mạnh dạn cắt giảm chi phí phân, thuốc hóa học bón cho vườn tiêu, khi giá tiêu liên tục bị giảm.

Cụ thể, anh Bằng chia sẻ: “Vườn này hồi trước mình không biết, thấy người ta làm thì mình cũng làm theo. Nhưng tiêu bệnh nhiều. Sau đó, mình rút kinh nghiệm, với nhờ vào sự hướng dẫn của mấy anh kỹ sư nông nghiệp. Bây giờ, mình tự ủ phân hữu cơ để bón cho vườn tiêu. Tuy cực chút xíu nhưng mà lại đạt hiệu quả cao. Như vườn này già rồi, 13-14 năm. Vòng vòng ở đây, những vườn trồng cùng lúc với vườn mình, người ta trồng mới, đợt 2 hết rồi. Còn ở đây, vườn mình vẫn còn tốt. Như năm nay, tiêu rẻ nhưng cũng được, tính bỏ hết chi phí ra thì mình thu về khoảng trên 50 triệu, vẫn có lời dù lời không bằng lúc trước thôi.”

Bằng cách kết hợp nuôi dê, anh Bằng sử dụng luôn phân dê, cùng các phế phẩm khác trong vườn như lá tiêu, cành lá cây trụ sống bị cắt tỉa, trộn với nước thải rửa chuồng dê và nấm Trichoderma ủ lại thành phân để bón cho vườn tiêu. Việc này, giúp anh tiết giảm chi phí đầu vào rất nhiều mà vườn tiêu vẫn xanh tốt. Thậm chí, trong khi các vườn tiêu khác cùng độ tuổi 13-14 năm đã được thay thế trồng mới, thì vườn tiêu nhà anh vẫn cho năng suất và chất lượng vượt trội.

Hiện tại, ngay trong vườn tiêu với diện tích là 3 sào, tương đương 3.000 m² của gia đình, anh Bằng xây 2 hố để tự ủ phân hữu cơ. Anh cho biết: “Mỗi hố có kích thước bề ngang 1,2m, chiều dài 6m, ủ được 500 thúng phân dê, tương đương khoảng trên dưới 500kg. Với lượng phân bón này, đã đủ dinh dưỡng cho vườn tiêu sinh trưởng tốt”.

Tuy nhiên, theo anh Bằng, một trong những điều cần chú ý, khi sử dụng loại phân hữu cơ này, chính là cần phải ủ đủ thời gian để phân hoai mục. Theo đó, thời gian ủ thường là từ 1 - 2 tháng. Cũng có thể để ủ lâu hơn, vì khi đó sẽ càng có chất bùn tốt cho cây tiêu. Đặc biệt, vì vi khuẩn phân hủy phân thường tập trung ở tầng trên, nên khi sử dụng, nhà vườn có thể xới lấy từng phần từ lớp trên, sau đó, lấy dài xuống dưới để phân có thời gian hoai mục. Tùy vào lượng phân ủ được mà có lượng bón phù hợp cho cây, tốt nhất nên bón 1 xẻng, tương đương 500g cho mỗi gốc.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất