| Hotline: 0983.970.780

Thu phí nhận con nuôi là kẽ hở để trục lợi?

Thứ Tư 26/05/2010 , 19:19 (GMT+7)

Sáng 26/5, QH thảo luận về dự án Luật Nuôi con nuôi. Nhiều ĐB còn băn khoăn với những quy định về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài.

* ĐBQH kiến nghị trang bị Báo Nông nghiệp Việt Nam cho điểm BĐVH xã

Sáng 26/5, QH thảo luận về dự án Luật Nuôi con nuôi. Nhiều ĐB còn băn khoăn với những quy định về lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài. So với dự án trình QH tại kỳ họp trước, dự luật mới đã có nhiều nội dung được chỉnh lý, tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung có nhiều ý kiến trái chiều.  

ĐB Nguyễn Minh Thuyết: Không nên bắt người nhận con nuôi nộp phí để thù lao nhân viên nuôi dưỡng

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng không nên quy định người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam nhận con nuôi là người Việt Nam phải trả chi phí lập hồ sơ, xác minh nguồn gốc và thẩm định hồ sơ của người xin nhận con nuôi như quy định của dự luật. Vì việc này đã được giao cho các cơ quan như công an, tư pháp thực hiện. ĐB Nguyễn Minh Thuyết (Lạng Sơn) cho rằng, không nên bắt nộp chi phí để thù lao hợp lý cho nhân viên của cơ sở nuôi dưỡng. “Tôi chưa thấy nước nào đòi chi phí cho người nuôi dưỡng trẻ vì việc này có thể tạo kẽ hở để lợi dụng trục lợi. Người nước ngoài nhận nuôi trẻ Việt Nam thì phải chịu chi phí này vậy người Việt Nam nhận trẻ nước ngoài làm con nuôi có phải nộp?"- ông Thuyết nói.

Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường, chi phí giải quyết cho con nuôi nước ngoài hoàn toàn phù hợp với công ước Lahay năm 1993. Tất cả các nước cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài đều phải quy định có chi phí nhận con nuôi, tuy nhiên cần công khai, minh bạch.

Chiều cùng ngày, QH thảo luận tại hội trường về Luật Bưu chính. Theo báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật này của Uỷ ban TVQH thì việc quy định giao Chính phủ chỉ định 1 DN nhà nước làm dịch vụ bưu chính công ích và được hưởng một số chính sách đặc thù của hoạt động công ích là phù hợp. Bởi nếu giao cho nhiều DN gồm cả DN Nhà nước và tư nhân cùng làm dịch vụ bưu chính công ích sẽ phát sinh phức tạp, khó khăn trong quản lý... Về việc duy trì các điểm bưu điện văn hoá xã (BĐVH), Uỷ ban TVQH cho rằng không nên quy định cụ thể trong Luật.

ĐB Nguyễn Kim Hồng (Đồng Tháp) khẳng định, việc duy trì điểm BĐVH xã là rất cần thiết, nhất là đối với đồng bào ở vùng sâu vùng xa, hải đảo vì vậy nên quy định trong luật. ĐB Nguyễn Lân Dũng (Đăklăk) cho biết, tiếp xúc cử tri ở nông thôn cho thấy ngoại trừ cán bộ xã, hầu hết người dân đều không có báo đọc. Báo NNVN là kênh thông tin rất bổ ích, chuyển tải tiến bộ kỹ thuật mới đến nông dân, song hầu như các điểm BĐVH xã đều chưa có. "Tôi đã kiến nghị QH, Chính phủ nhiều lần về việc trang bị Báo NNVN cho các điểm BĐVH xã để bà con nông dân tiếp cận".

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc liên tiếp ở Yên Bái làm 150 nhà dân bị sập đổ

Mưa lớn, kèm theo dông lốc, gió giật mạnh trong đêm 19, rạng ngày 20/4 làm 2 người bị thương và hơn 150 ngôi nhà ở tỉnh Yên Bái bị thiệt hại, sập đổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm