| Hotline: 0983.970.780

'Thủ phủ' tôm hùm bảo toàn tính mạng người nuôi thủy sản lồng bè trong bão số 5

Thứ Sáu 01/11/2019 , 20:23 (GMT+7)

Trong bão số 5 vừa qua, TX Sông Cầu là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất của tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên, địa phương này đã không để xảy ra thiệt hại về người trên những lồng bè nuôi trồng thủy sản.

Tàu cá của ngư dân Lê Dũng ở xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu) bị bão xô dạt vào bờ.

Theo ông Phạm Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TX Sông Cầu (Phú Yên), tính đến chiều 1/11, địa phương này đã cơ bản thống kê được thiệt hại do cơn bão số 5 gây ra.

Theo đó, bão số 5 đã xô sập và làm hư hỏng của người dân Sông Cầu 113 căn nhà, làm tốc mái 153 căn nhà khác, sập 5 nhà phụ và nhà bếp. Riêng Cty Du lịch Hòa Lợi bị nước làm sạt lở 200m bờ kè, cuốn trôi 6.000m3 đất đá. Một số tuyến đường bị sạt lở, ước thiệt hại khoảng 4.240m3 đất và hư hỏng 50m tuyến ống, nhiều cây xanh bị ngã đổ. Bờ suối, bờ bao tại xã Xuân Thọ 2 bị sạt lở hơn 1.627m3; cống Ba tại xã Xuân Yên bị hư hỏng 22,5m3, bờ bao ngăn mặn bị phá hỏng 600m3. 2 nhà văn hóa và 5 trường học bị hư hỏng.

Sông Cầu bị thiệt hại nặng nhất là về nông, ngư nghiệp. Trong đó có hơn 105ha lúa mùa bị ngập, 40 cây dừa, 1ha đu đủ, 0,5ha chuối và 7ha mía bị gãy đổ. 357 tấn muối dự trữ của 89 hộ dân ở xã Xuân Bình bị bão làm tốc mái che, cộng với triều cường dâng làm hở chân bạt che làm trôi muối.

Về nuôi trồng thủy sản, TX Sông Cầu có 1 lồng nuôi cá mú và 5 bè bị thiệt hại; 44 lồng nuôi tôm hùm, cá bớp, cá mú và 21 bè bị trôi mất; 181 ao đìa nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng. Mặc dù Sông Cầu làm tốt công tác kêu gọi ngư dân neo đậu tàu thuyền trước khi bão vào, nhưng vẫn có 50 chiếc bị chìm, 8 chiếc bị vỡ, 2 chiếc tàu và 11 chiếc sõng, thúng chai bị trôi mất.

Tính đến chiều ngày 1/11, TX Sông Cầu thống kê tổng thiệt hại ước tính gần 59,5 tỷ đồng và chưa ghi nhận có thiệt hại về người. Theo ông Lương Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TX Sông Cầu, đây là kết quả của nỗ lực trong công tác di dời dân của các địa phương.

Người dân địa phương giúp các chủ tàu cá cứu hộ con tàu.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm