| Hotline: 0983.970.780

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám thăm Quảng Trị

Thứ Ba 15/02/2011 , 16:12 (GMT+7)

Nhân dịp đầu năm mới Tân Mão 2011, sáng 15/2, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị.

Nhân dịp đầu năm mới Tân Mão 2011, sáng 15/2, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị. Ông Nguyễn Văn Bài- Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Trị , thay mặt lãnh đạo Sở, báo cáo tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Quảng Trị, đáng chú ý là kết quả hoạt động trên lĩnh vực thuỷ sản với thứ trưởng. 

Trong những năm qua, Thuỷ sản Quảng Trị phát triển theo hướng đẩy mạnh nuôi thuỷ sản, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, từng bước sắp xếp chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng biển, tiếp tục phát triển nuôi thuỷ sản theo hướng bền vững, tăng cường công tác khuyến ngư, sản xuất giống, xây dựng cơ sở hạ tầng nghề cá...Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản tăng từ hơn 18 ngàn tấn năm 2005 lên gần 26 ngàn tấn năm 2010. Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước khẳng định thế mạnh trong phát triển thuỷ sản. 

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám ( bên trái) làm việc với lãnh đạo Sở NN-PTNT Quảng Trị sáng 15/2

Trong đó nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát ven biển và ven sông trong những năm gần đây phát triển mạnh, đây là bước đột phá có tính quyết định để tăng nhanh sản lượng nuôi thuỷ sản của tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, ngư dân. Năm 2010 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 600 ha, sản lượng gần 3.600 tấn, tăng 575 ha và gần 4.700 tấn so với năm 2005. 

Trong khi đó diện tích nuôi tôm sú giảm chỉ còn 500 ha, do một số vùng nuôi tôm không thuận lợi, người dân được khuyến cáo chuyển đổi sang đối tượng nuôi khác như tôm thẻ chân trắng, cá rô phi, cua... 

Về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Sản lượng khai thác năm 2010 đạt hơn 17 ngàn tấn. Tàu khai thác xa bờ có sản lượng khá, nhiều nghề khai thác mới có hiệu quả được du nhập vào phát triển như rê hỗn hợp, lồng bẫy ghẹ, ốc hương, chụp mực. Tổng đội tàu thuyền khai thác biển đến nay có 2.463 chiếc với tổng công suất hơn 43 ngàn CV...

 Ngoài ra, các lĩnh vực như chế biến thuỷ sản, xây dựng cơ sở hạ tầng thuỷ sản cũng được ngành quan tâm. Khu neo đậu trú bão và hậu càn nghề cá Cửa Tùng đã xây dựng hoàn thành năm 2007. Tiếp tục đầu tư xây dựng Cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cồn Cỏ giai đoạn 2, Khu neo đậu trú bão tàu thuyền nghề cá Cửa Việt đã được khởi công.  

Ông Nguyễn Văn Bài cũng kiến nghị với thứ trưởng, chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2010 kết thúc nhưng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trong tỉnh còn nhiều hạn chế, đề nghị Bộ trình Chính phủ cho tiếp tục chương trình đến năm 2020. Đề nghị tiếp tục hỗ trợ ngư dân về tiền nguyên liệu cho tàu xa bờ, mua bảo hiểm tai nạn thuyền viên và tai nạn thân tàu, hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển tàu thuyền. Đề nghị Bộ hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá hồi ở động Voi Mẹp, huyện Hướng Hoá vì đây là vùng có điều kiện phù hợp. 

Sau khi nghe lãnh đạo Sở NN-PTNT Quảng Trị báo cáo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám phát biểu chỉ đạo. Thứ trưởng đánh giá cao nỗ lực vươn lên của ngành Nông nghiệp Quảng Trị trong thời gian qua về mọi mặt, điều này góp phần làm cho đời sống của nông dân Quảng Trị ngày càng có nhiều cải thiện đáng kể. Thứ trưởng nói những kiến nghị của Sở sẽ được Bộ nghiên cứu, xem xét để có sự giúp đỡ phù hợp, đúng nguyện vọng. Tuy nhiên, về phía địa phương cũng cần phải chủ động kêu gọi nhiều nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhất là trong vấn đề xây dựng mô hình nuôi cá hồi ở Voi Mẹp.  

Với Quảng Trị, rõ ràng nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát là một hướng đột phá rất đúng đắn, trở thành kinh tế mủi nhọn. Nhưng để phát triển tốt hơn nữa công việc này phải chú ý quy hoạch một cách khoa học, hợp lý.Chú ý chia thành hai loại quy hoạch. Vùng nào quy hoạch dành cho người dân, vùng nào dành cho doanh nghiệp vào đầu tư nuôi tôm. Phải tính đến cơ chế quản lý đặc biệt. Sản xuất nuôi tôm trên cát là sản xuất có điều kiện để đảm bảo môi trường.

Về khai thác thuỷ sản chú ý đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá để phục vụ cho khai thác ven bờ. Tôi thấy cơ sở hạ tầng nghề cá ở Quảng Trị đang khiêm tốn. Chú ý đầu tư xây dựng cảng cá kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền. Quy hoạch đầu tư xây dựng phải theo hướng hiện đại, lâu dài, có vốn đến đâu làm đến đó nhưng làm công trình nào phải ra công trình đó. Về lĩnh vực chế biến thuỷ sản, Thú trưởng nhắc nhở Quảng Trị nên xây dựng nhà máy chế biến. Vì phải tập trung sản phẩm thuỷ sản qua chế biến thì mới có thị trường, lãi nằm ở chỗ chế biến lại vừa tạo được việc làm cho lao động ... 

Trước đó, chiều 14/2, Thứ trưởng đã đến thăm một số cơ sở nuôi tôm ở huyện Hải Lăng và Triệu Phong, thăm cảng cá Cửa Việt

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bắc Kạn lại hứng chịu mưa lớn kèm gió lốc gây nhiều thiệt hại

Khi người dân đang tập trung khắc phục hậu quả dông lốc thì đêm qua, rạng sáng nay (20/4) tiếp tục xảy ra mưa lớn kèm gió lốc gây thiệt hại ở nhiều nơi.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm