| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng lắng nghe tâm tư của người làm báo

Thứ Bảy 20/06/2015 , 09:22 (GMT+7)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Đảng và Nhà nước nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của báo chí và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí phát triển.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Đảng, Nhà nước nhận thức đầy đủ vai trò quan trọng của báo chí và sẽ tạo mọi điều kiện để báo chí phát triển”.

Thời khó khăn của báo chí

Chiều 19/6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi gặp mặt và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các nhà báo lão thành, lãnh đạo các cơ quan thông tấn báo chí nhân dịp 90 năm Báo chí cách mạng Việt Nam tại Bộ TT&TT.

Chia sẻ với Thủ tướng về hoạt động báo chí trong thời đại mới, nhà báo lão thành Hữu Thọ cho rằng: trước sự bùng nổ như vũ bão của công nghệ thông tin, nhà báo rất dễ lợi dụng thông tin trên mạng, hình thành  vấn đề làm báo sau laptop khiến phóng viên lười đi thực tế, thiếu gắn bó và xa dời thực tế.


Nhiều nhà báo đã chia sẻ những khó khăn trong hoạt động báo chí với Thủ tướng

Theo nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, một số vấn đề nhạy cảm như chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, thông tin từ phía các cơ quan chỉ đạo đến với báo chí quá chậm, khiến báo chí khó xử lý, không ít trường hợp đã để mạng xã hội hay báo chí nước ngoài không chính thống đưa tin trước, báo chí trong nước phải chạy theo một cách bị động.  Ông đề nghị các bộ, ngành, cơ quan nhà nước cũng cần cởi mở hơn với báo chí, tránh những người phát ngôn không bao giờ nói gì.

Đại diện báo điện tử Vietnamnet, một trong những cơ quan đã “nếm” đủ những thuận lợi và khó khăn của loại hình báo mạng điện tử trong những năm qua, nhà báo Phạm Anh Tuấn, Tổng biên tập báo VietNamNet, lo lắng:  "Nếu báo thông tin nhanh thì dễ bị đánh lẫn, bị cuốn vào vòng xoáy thông tin, nhưng báo thông tin chậm thì sẽ bị mạng xã hội lấn át. Vì vậy, để báo chí góp phần tạo ra không khí lạc quan, tin tưởng cho xã hội, báo chí phải được tiếp cận thông tin đầy đủ và như mong muốn để tham gia hiệu quả vào cuộc thảo luận trong xã hội nhằm tìm giải pháp lâu dài cho những vấn đề của đất nước".

Ông Tuấn cũng đề nghị: Báo điện tử phát hành miễn phí đến độc giả, chúng tôi chỉ sống bằng những đồng tiền quảng cáo đem lại. Trong khi đó, Báo vẫn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, vì vậy rất mong Chính phủ có những cơ chế hỗ trợ cho báo điện tử.

Cùng bàn về vấn đề làm thế nào để tăng nguồn thu cho báo điện tử,  ông Nguyễn Quang Thông, Tổng Biên tập báo Thanh cho biết: Hiện tại các nhà mạng đang được hưởng lợi từ báo mạng điện tử, bởi có nhiều người truy cập Internet hơn, thời gian sử dụng lâu hơn đồng nghĩa với việc nguồn thu của các nhà mạng tăng. Nhà nước cần có cơ chế để các đơn vị cung cấp dịch vụ Internet chia sẻ lợi ích với các cơ quan báo chí.

Tạo điều kiện để báo chí phát triển

Sau khi lắng nghe ý kiến của các đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng  bày tỏ niềm tự hào về nền báo chí nước nhà, đồng thời khẳng định: "Đảng và Nhà nước nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng của báo chí và sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí phát triển".

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng dành những lời đồng cảm, sẻ chia với những khó khăn, thách thức mà báo chí đang phải đối mặt.

“Hiện nay, các cơ quan báo chí vừa phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, đồng thời vừa phải cạnh tranh trong cơ chế thị trường, tự tạo nguồn thu để tồn tại và phát triển. Tôi cũng chia sẻ việc các cơ quan quản lý vừa phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đối với báo chí, vừa phải đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, quyền được thông tin của nhân dân mà Hiến pháp đã quy định. Để giải quyết những thách thức này, tôi tin các đồng chí sẽ có được câu trả lời từ thực tiễn hoạt động của mình, từ đó kiến nghị, đề xuất với Đảng, Nhà nước có các chủ trương, chính sách phù hợp để báo chí tiếp tục phát triển, lớn mạnh” - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu. 

Theo Thủ tướng, Chính phủ đã giao Bộ Thông tin Truyền thông làm Đề án quy hoạch báo chí và lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương…  sau đó nhiều lần trình lên Bộ Chính trị, Trung ương.

Trung ương đã cơ bản đồng tình với Đề án và giao Chính phủ triển khai phê duyệt quy hoạch. Trong phiên họp thường kỳ tháng 5 vừa qua, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông làm việc với từng cơ quan, nghe đề xuất về nội dung, giải pháp, lộ trình sắp xếp, từ đó tổng hợp trình Thủ tướng phê duyệt khi có sự đồng thuận cao, vừa làm vừa điều chỉnh và rút kinh nghiệm theo tinh thần chấp hành tốt chủ trương của Trung ương.

Cũng theo Thủ tướng, việc sửa đổi Luật Báo chí là nhằm đảm bảo tốt sự quản lý của nhà nước với báo chí cũng như tạo điều kiện cho báo chí tiếp tục phát triển, lớn mạnh.

Xem thêm
Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chấn chỉnh hoạt động đón trả khách không đúng nơi quy định trong dịp 30/4

TP.HCM Theo báo cáo mới nhất của Thanh tra giao thông TP.HCM, thành phố hiện có 87 điểm đón trả khách sai quy định, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.