| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng Lý Hiển Long và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Thứ Ba 21/03/2017 , 07:46 (GMT+7)

Ngày 21/3, Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 21-24/3 theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.


Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. (Nguồn: AFP/TTXVN)


Cùng đi với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long có bà Ho Ching, Phu nhân Thủ tướng Lý Hiển Long; ông Chan Chun Sing, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng; ông Mohamad Maliki Bin Osman, Quốc vụ khanh cao cấp, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao; bà Catherine Wong, Đại sứ Singapore tại Việt Nam; ông Baey Yam Keng, Chủ nhiệm Ủy ban Cộng đồng, Văn hóa và Thanh niên Quốc hội; tiến sỹ Intan Azura Bte Mokhtar, Đại biểu Quốc hội...

Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lý Hiển Long sinh ngày 10/2/1952. Năm 1974, ông tốt nghiệp Đại học Cambridge (Anh) với Bằng Danh dự Hạng nhất về Toán học và Chứng chỉ loại ưu về Khoa học Máy tính; năm 1980 thạc sỹ Hành chính Quốc gia, Trường Kennedy, Đại học Harvard.

Thủ tướng Lý Hiển Long gia nhập quân đội từ năm 1971, đến năm 1984 xuất ngũ (cấp bậc Chuẩn tướng) và bắt đầu hoạt động chính trị.

Năm 1984, ông là Nghị sỹ Quốc hội (ứng cử viên của Đảng cầm quyền Hành động Nhân dân), được bầu lại vào các năm 1988, năm 1991, năm 1997 và năm 2001.

Năm 1985, ông là Quốc vụ khanh Bộ Thương mại và Công nghiệp, Bộ Quốc phòng; sau đó làm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp kiêm Bộ trưởng thứ hai Bộ Quốc phòng.

Năm 1986, ông tham gia Ban Chấp hành Trung ương Đảng cầm quyền Hành động Nhân dân. Năm 1990, ông là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp.

Năm 1992, ông là Phó Thủ tướng Chính phủ.

Năm 1994, ông là Chủ tịch Ủy ban Kinh tế, phụ trách cả Bộ Thương mại và Công nghiệp và Bộ Quốc phòng.

Năm 1998, ông kiêm thêm Chủ tịch Ủy ban Tiền tệ Singapore (MAS).

Năm 2001-2007, ông là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Từ năm 2004 đến nay, ông là Tổng Thư ký Đảng cầm quyền Hành động Nhân dân và là Thủ tướng Chính phủ Singapore.

Trong khuôn khổ chuyến thăm lần này, hai bên sẽ trao đổi các phương hướng chiến lược, biện pháp cụ thể nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược trong thời gian tới, bắt kịp với những chuyển biến nhanh chóng hiện nay của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hỗ trợ lẫn nhau phát triển bền vững, thịnh vượng, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước tại các diễn đàn đa phương.

(TTXVN)

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Quy tụ 66.000 chậu sen để tổ chức lễ hội sen Đồng Tháp 2024

Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 thu hút 66.000 chậu sen, với 57 giống sen được sắp xếp, bố trí đẹp mắt sẽ tạo nên không gian trải nghiệm thú vị.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất