| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng mong các nhà đầu tư không 'đánh bóng hình ảnh'

Thứ Năm 28/04/2022 , 17:49 (GMT+7)

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong các nhà đầu tư làm việc với địa phương trên tinh thần 'nói thật, nghĩ thật, làm thật, hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật'.

Hội nghị thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến dự. Ảnh: Trọng Linh.

Hội nghị thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến dự. Ảnh: Trọng Linh.

Ngày 28/4, UBND tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022, với thông điệp “Đồng hành - Hợp tác - Phát triển”, với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các Bộ, ngành Trương ương, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sau thành công của Hội nghị Xúc tiến đầu tư và Phát động khởi nghiệp năm 2018, đến nay, Sóc Trăng có 7 dự án đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư gần 2.900 tỷ đồng, 4 dự án đang triển khai với tổng số vốn 3.230 tỷ đồng, 2 dự án đã thực hiện thủ tục đấu giá và 2 dự án đang thực hiện các thủ tục quy hoạch và các dự án khác nhà đầu tư đang tiếp tục nghiên cứu đề xuất với tỉnh.

Sóc Trăng tiếp tục được đón tiếp thêm gần 500 lượt doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, qua đó tỉnh đã hu hút được 101 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 64.570 tỷ đồng.

Đó được xem là tiền đề để Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2022 mở ra thêm nhiều cơ hội thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư về tỉnh Sóc Trăng đầu tư phát triển. Hiện nay, chiếm tỷ trọng lớn nhất các dự án được đầu tư tại tỉnh Sóc Trăng là lĩnh vực công nghiệp - xây dựng với 28%, công nghiệp - chế biến là 25% và kế đến là năng lương với 17%...

Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết: Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhân kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng. Đồng thời, tạo điều kiện cho Sóc Trăng gặp gỡ, chia sẻ, quảng bá tiềm năng, thế mạnh và cơ hội hợp tác đầu tư đến các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính những sản phẩm OCOP của địa phương. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, giới thiệu với Thủ tướng Phạm Minh Chính những sản phẩm OCOP của địa phương. Ảnh: Trọng Linh.

Theo đó, tỉnh Sóc Trăng định hướng thu hút đầu tư giai đoạn 2022 - 2025 theo 5 trụ cột: dịch vụ logistics; hạ tầng công nghiệp - đô thị; nông nghiệp công nghệ cao; du lịch; năng lượng tái tạo.

Ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải, cho biết: Trong thời gian tới, để khắc phục điểm nghẽn trong phát triển vùng ĐBSCL, Trung ương sẽ triển khai nhiều công trình hạ tầng liên vùng, như: tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, các tuyến quốc lộ, cầu Đại Ngãi, đặc biệt là Cảng biển Trần Đề đã được Chính phủ bổ sung vào Quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển Việt Nam.

Vừa qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13 về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đã đặt nhiệm vụ đến năm 2030 “hoàn chỉnh hệ thống cảng biển theo quy hoạch, trong đó cảng Trần Đề phát triển thành cảng đặc biệt và đóng vai trò cảng cửa ngõ của Vùng”.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự có mặt của các đại diện doanh nghiệp, doanh nhân, nhà đầu tư, và tin tưởng rằng những dự án được trao quyết định đầu tư, những cuộc gặp gỡ, tìm kiếm cơ hội đầu tư hôm nay sẽ khởi nguồn cho những dòng chảy đầu tư mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển nhanh và bền vững của Sóc Trăng trong thời gian tới.

Sóc Trăng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với nhiều tiềm năng, lợi thế, và là nơi sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, xuất khẩu thủy hải sản lớn của ĐBSCL và cả nước. Nhân dân Sóc Trăng tự hào gạo ST25 được đánh giá là gạo ngon nhất thế giới. Giá trị thương hiệu của các sản phẩm đặc trưng đó rất lớn và là một trong những nguồn lực để phát triển Sóc Trăng và gắn với thương hiệu quốc gia.

Thủ tướng mong các nhà đầu tư làm việc với địa phương trên tinh thần "nói thật, nghĩ thật, làm thật, hiệu quả thật, người dân được thụ hưởng thật", không "đánh bóng hình ảnh", tránh tình trạng "ký kết rầm rộ, hoành tráng, chỗ nào cũng xuất hiện" nhưng không triển khai được nhiều trong thực tế, gây mất niềm tin. Cùng với đó, phải chống tiêu cực, tham nhũng, chống "chạy chọt" dự án, đất đai, sai phạm về môi trường…

Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính chứng kiến lễ trao trao Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 4 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký đạt 12.078 tỷ đồng và bản ghi nhớ nghiên cứu khảo sát đầu tư với 19 doanh nghiệp với tổng mức đầu tư đăng ký trên 200 nghìn tỷ đồng.

Xem thêm
Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

4 xe đầu kéo bốc cháy trong bãi

BÌNH ĐỊNH 4 xe đầu kéo đang đậu tại bãi xe nằm trên đường Điện Biên Phủ (thành phố Quy Nhơn, Bình Định) bất ngờ bị cháy rụi gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm