| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng mong muốn Đắk Lắk phải nỗ lực, tiến tới cân đối được ngân sách

Thứ Bảy 08/12/2018 , 20:00 (GMT+7)

Chiều 8/12, tại TP. Buôn Ma Thuột, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Đắk Lắk, địa phương có số dân di cư tự do lớn nhất cả nước.

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng

Cuộc làm việc diễn ra trước thềm Hội nghị về giải quyết tình trạng di dân tự do và quản lý đất đai các nông, lâm trường quốc doanh vào ngày 9/12 tại Đắk Lắk.

Sau khi lắng nghe các ý kiến phát biểu, kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến sự phát triển của Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Thủ tướng nhìn nhận, đời sống người dân trong tỉnh đã khá hơn trước, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Những vấn đề bức xúc được quan tâm giải quyết. Đã xuất hiện những mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, tỉnh chưa khai thác hết tiềm năng, lợi thế, thế mạnh, chưa có những “quả đấm thép”, là động lực cho phát triển. Quy mô kinh tế còn thấp. Tình trạng di dân tự do, môi trường đầu tư kinh doanh còn nhiều vấn đề đặt ra. Tỷ lệ che phủ rừng không đạt mục tiêu.

Thời gian tới, Thủ tướng chỉ ra, tỉnh cần tập trung phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững biên cương của Tổ quốc. Cần phát huy, đưa một số thế mạnh thành hiện thực, như cà phê là báu vật thiên nhiên dành cho Đắk Lắk, vị thế nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới mang lại cho Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng sức mạnh nắm giữ điều tiết nguồn cung thị trường xấp xỉ 2 tỷ người dùng cà phê mỗi ngày. “Chúng ta có phát huy được điều đó không và làm sao phát huy được điều đó?”, Thủ tướng đặt vấn đề.

Theo Thủ tướng, định hướng lớn là nông nghiệp xanh, sạch, công nghệ cao. Tinh thần là lấy lại màu xanh cho Tây Nguyên, cho Đắk Lắk, không để sa mạc hóa vùng đất chiến lược này. Đây là trung tâm cây công nghiệp chất lượng cao, chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng. Giải quyết vấn đề đất đai trên tinh thần tạo điều kiện cho người dân.

Tỉnh cần phát huy tiềm năng văn hóa, con người ở đây, được nhìn nhận là “trời đất phóng khoáng hữu tình, con người chân thật, nhiệt tình, vui tươi”. Cần lấy văn hóa là trụ cột quan trọng, tạo sự phát triển bền vững cho Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.

Đi liền với đó, cần phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. Đắk Lắk phải cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tự thu hút nguồn lực đầu tư. Tỉnh phải nỗ lực, tiến tới cân đối được ngân sách, “trong 5 tỉnh Tây Nguyên mà Đắk Lắk không đi đầu thì tỉnh nào đi đầu được trong vấn đề tự cân đối ngân sách”.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho ý kiến đối với một số kiến nghị của Đắk Lắk trên tinh thần tạo điều kiện cho tỉnh phát triển.

 “Trong 5 tỉnh Tây Nguyên mà Đắk Lắk không đi đầu thì tỉnh nào đi đầu được trong vấn đề tự cân đối ngân sách"

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho biết, năm nay, trong 18 chỉ tiêu chủ yếu, có 17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, chỉ có 1 chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng là không đạt kế hoạch. Năm 2018, tổng sản phẩm xã hội của Đắk Lắk ước đạt khoảng 51.500 tỷ đồng; tăng trưởng kinh tế đạt 7,82%. Thu ngân sách nhà nước đạt 5.500 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người hơn 41 triệu đồng/người.

Một trong những kiến nghị, cũng là vướng mắc mà tỉnh nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên này nêu ra là vấn đề di dân tự do. Đây được xem là vấn đề chiến lược đối với địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số cao (gần 33% dân số) và dân di cư tự do lớn nhất cả nước (hơn 290.000 người kể từ năm 1976 đến nay) như Đắk Lắk.

Tỉnh Đắk Lắk muốn có cơ chế đặc thù được sử dụng diện tích đất có nguồn gốc đất lâm nghiệp nhưng không còn rừng và không có quy hoạch trồng lại rừng nêu trên để bố trí cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và tái định cư tại chỗ đối với dân di cư tự do.

Theo báo cáo của Đắk Lắk, từ năm 2006, tỉnh đã xây dựng 17 dự án sắp xếp ổn định dân di cư tự do với mục tiêu bố trí ổn định cho khoảng 6.527 hộ tương ứng hơn 32.600 khẩu với tổng mức đầu tư là 885 tỷ đồng. Đến nay, thời gian thực hiện các dự án đã trên 10 năm, nhưng tỉnh chỉ mới đang triển khai 13/17 dự án và chưa có dự án nào hoàn thành mục tiêu. Tỉnh kiến nghị tiếp tục được bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện các dự án./.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều

QUẢNG NINH Tại kỳ họp thứ 18, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã thông qua 14 nghị quyết quan trọng, trong đó tán thành chủ trương thành lập thành phố Đông Triều.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm