| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng và các Phó Thủ tướng 31 lần làm việc với ngành nông nghiệp

Thứ Ba 29/12/2020 , 10:38 (GMT+7)

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong năm 2020, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng 31 lần làm việc với ngành nông nghiệp để thúc đẩy lĩnh vực này.

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị Chính phủ làm việc với các địa phương. Ảnh: VGP.

Bộ trưởng NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị Chính phủ làm việc với các địa phương. Ảnh: VGP.

Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ làm việc với các địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định, trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, chúng ta đã đạt được mục tiêu kép.

Ngành nông nghiệp không chỉ có khó khăn do Covid-19 gây ra mà cả thiên tai dị thường, lũ chồng lũ, bão chồng bão, mưa lịch sử... Cùng với đó là các dịch bệnh như dịch tả lợn Châu Phi, sâu keo mùa thu, nguy cơ từ châu chấu sa mạc…

Trong hoàn cảnh đó, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng 31 lần làm việc với ngành nông nghiệp. "Tôi khẳng định chưa có năm nào 63 tỉnh thành phố vào cuộc khu vực nông nghiệp mạnh mẽ như năm nay. Chính vì vậy, việc huy động tổng nguồn lực đã đạt được kết quả khi 58 tỉnh thành phố đã có bước bứt phá cao về nông nghiệp. Cụ thể như tỉnh Bình Phước tăng 46%, Bắc Giang 70%, Hưng Yên 70%, Hà Nội cũng trên 40%. Đã có sự biến nguy thành cơ với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và Chính phủ", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Trong phiên làm việc chiều 28/12, Chủ tịch UBND Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết, tỉnh đã có vụ vải thiều năm 2020 thành công, thu về hơn 6.900 tỷ đồng (được mùa, được giá, tiêu thụ thuận lợi ở cả trong nước và xuất khẩu; năm đầu tiên vải thiều được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Nhật Bản), góp phần quan trọng vào kết quả ấn tượng của ngành nông nghiệp, tăng trưởng đạt 6,7% - cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Ngoài ra, nhờ phòng dịch nghiêm ngặt trên đàn lợn nên tái đàn nhanh chóng, đạt hơn một triệu con, mang lại thu nhập cao. Tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã giúp gần 10 nghìn hộ dân vùng đồng bào dân tộc, vùng núi khó khăn thoát nghèo.

Trong khi đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh thông tin, dù đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sản xuất nông nghiệp của Hà Nội vẫn tăng 4,2% - là mức tăng cao nhất trong 9 năm trở lại đây. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có gần 1.000 sản phẩm được xếp hạng, chiếm 35,52% sản phẩm OCOP toàn quốc.

Xuất khẩu nông sản sang EU theo Hiệp định EVFTA được triển khai hiệu quả trong năm 2020. Ảnh: Tuấn Anh.

Xuất khẩu nông sản sang EU theo Hiệp định EVFTA được triển khai hiệu quả trong năm 2020. Ảnh: Tuấn Anh.

Việc phát triển thị trường cũng thành công với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tỉnh cũng nỗ lực khai mở các thị trường mới. Gần đây nhất, ngày 22/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng điện đàm với Tổng thống Mỹ nhằm xử lý nhiều vấn đề, trong đó có xuất khẩu nông sản. Chính vì thế năm nay xuất khẩu ngành nông nghiệp đạt hơn 41 tỷ USD, tăng 2,6% so với năm ngoái.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh cũng nêu rõ, Bộ NN-PTNT cùng Bộ Công thương đã chủ động trong việc thực hiện EVFTA. Hàng loạt vấn đề liên quan đến tổ chức thực thi, khai thác thị trường Châu Âu đã được hướng dẫn nhanh nhạy, nhờ đó, thương mại với EU đạt tốc độ tăng trưởng trong 3 tháng cuối năm cao nhất từ trước đến nay.

Theo Bộ trưởng, cùng với đó nhiều chỉ tiêu khác về nông thôn mới cũng đạt và vượt chỉ tiêu, tái cơ cấu nông nghiệp đã bắt đầu có tác động tích cực tới nhiều địa phương, điển hình nhất hiện nay là có đến một nửa lượng sản phẩm OCOP là sản phẩm của các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Năm 2021, khó khăn vẫn tiếp tục từ dịch bệnh, thiên tai, thị trường… nhưng ngành sẽ quyết tâm hơn nữa để khai thác tốt nhất, phát triển khu vực thị trường tiềm năng cuả nông nghiệp.

Bộ NN-PTNT đã xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01 và ngay tháng 2/2021 sẽ tiếp tục thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Xem thêm
Ngành sắn đặt mục tiêu giá trị xuất khẩu đạt 2 tỷ USD vào năm 2030

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050' với mục tiêu đến năm 2030 xuất khẩu 1,8 - 2 tỷ USD.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Quy tụ 66.000 chậu sen để tổ chức lễ hội sen Đồng Tháp 2024

Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 thu hút 66.000 chậu sen, với 57 giống sen được sắp xếp, bố trí đẹp mắt sẽ tạo nên không gian trải nghiệm thú vị.

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất