| Hotline: 0983.970.780

Thú y Hà Nội chủ động phòng chống cúm A/H7N9

Thứ Năm 08/05/2014 , 06:54 (GMT+7)

Tính đến thời điểm 1/4/2014, chương trình đã lấy tổng số 1.775 mẫu Swab gộp, 1.545 mẫu máu và 70 mẫu nước uống của gia cầm. Kết quả hiện tại chưa phát hiện virus cúm A/H7N9.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), từ tháng 3/2013 đến nay tại Trung Quốc, Hồng Kông và vùng lãnh thổ Đài Loan, Malaysia đã ghi nhận 388 người mắc cúm A/H7N9, trong đó có 121 ca tử vong. Đặc biệt có các tỉnh giáp biên giới Việt Nam.

Nguy hiểm là virus cúm A/H7N9 không gây bệnh lâm sàng trên gia cầm và hiện chưa có vacxin phòng bệnh nên việc phát hiện, giám sát và ứng phó với chủng virus này rất khó.

Để chủ động phòng chống và ứng phó với dịch cúm nguy hiểm này, ngay từ đầu năm 2014, Chi cục Thú y Hà Nội đã chủ động lấy mẫu giám sát theo các chương trình của Cục Thú y, Dự án VAHIP hỗ trợ để phát hiện virus cúm A/H7N9.

Tính đến thời điểm 1/4/2014, chương trình đã lấy tổng số 1.775 mẫu Swab gộp, 1.545 mẫu máu và 70 mẫu nước uống của gia cầm. Kết quả hiện tại chưa phát hiện virus cúm A/H7N9.

Chi cục Thú y Hà Nội cũng đã triển khai vệ sinh tiêu độc môi trường với diện tích 131.627.205 m2. Triển khai đợt tiêm phòng đại trà vacxin các loại để tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm; trong đó vacxin cúm thành phố hỗ trợ 30 triệu liều/năm. Đồng thời tổ chức hội nghị cho gần 600 trưởng các đơn vị và Trưởng ban Thú y các xã, phường, thị trấn để phổ biến và quán triệt các nội dung về phòng chống cúm A/H7N9… Một kịch bản phòng chống cúm cũng được diễn tập để có thể ứng phó tốt nhất với dịch nếu xảy ra trên thực tế.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất