| Hotline: 0983.970.780

Thú y về đích

Thứ Hai 21/12/2015 , 20:20 (GMT+7)

Có thể nói, cho đến nay Hà Nội có hệ thống thú y bài bản và dày đặc nhất nước. 

Sau khi sáp nhập tỉnh Hà Tây vào TP Hà Nội thì sản lượng chăn nuôi cũng như lượng thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô tăng mạnh, bởi khi đó dân số Hà Nội tăng vọt lên gần chục triệu người.

Chính vì vậy công tác thú y của Hà Nội cũng nặng nề hơn trước kia rất nhiều. Cho đến thời điểm hiện nay, thống kê cho thấy Hà Nội có tổng đàn gia súc gia cầm lớn nhất cả nước. Tuy nhiên chăn nuôi nhỏ lẻ trong dân cư vẫn chiếm 60%, nên tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh lớn.

Tính đến tháng 5/2015, Hà Nội có đàn trâu bò 168.169 con, trong đó đàn bò sữa 14.718 con; đàn lợn 1.996.745 con, trong đó 227.114 con nái và 4.203 con đực giống; đàn gia cầm 24.949.796 con, trong đó gà sinh sản 6.915.135 con, thủy cầm sinh sản 4.114.454 con, thủy cầm thương phẩm 4.501.191 con; đàn chó mèo 440.204 con.

Hà Nội mật độ dân số cao, hầu hết các huyện ngoại thành đều đất chật người đông, các thị trấn, thị tứ phát triển mạnh khiến việc phát triển chăn nuôi càng “nóng” hầm hập. Đất quy hoạch cho chăn nuôi vốn đã thiếu lại càng thiếu hơn. Chăn nuôi xen kẹt trong khu dân cư theo thế cài răng lược, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh không nhỏ.

Có lẽ chỉ ở Hà Nội mới có chuyện xây chung tư dăm bảy tầng nuôi lợn, chuồng nuôi gà thường chồng lên cả chục lớp. Hình thức chăn nuôi “cưỡng bức” này khiến môi trường chuồng trại luôn thường trực virus gây bệnh. Cộng vào đó ý thức người chăn nuôi chưa cao, từ người làm công tác giết mổ cho đến người tiêu thụ sản phẩm đều chưa thực sự coi trọng công tác vệ sinh ATTP.

Hiện nay, dù là Thủ đô của cả chục triệu người nhưng việc giết mổ gia súc gia cầm của Hà Nội chủ yếu vẫn tiến hành trong khu dân cư, không đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, gây khó khăn cho công tác kiểm soát. Lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho đến Sở NN- PTNT, Chi cục Thú y đã nhiều đêm “vi hành” mật phục bắt gà lậu, lợn bệnh, giết mổ chui… nhưng cứ ra quân xong tình hình lại về “mo”.

Đứng trước thực trạng đó, những người làm công tác thú y Hà Nội đã tìm cách vượt qua khó khăn, sáng tạo trong công việc để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao, thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

Có thể nói, cho đến nay Hà Nội có hệ thống thú y bài bản và dày đặc nhất nước. Thành phố đã không tiếc tiền khi bỏ ra cả trăm tỷ đồng mỗi năm chi cho hệ thống cán bộ thú y trải dài từ thành phố, xuống huyện, và xã. Cán bộ thú y cơ sở tuy lương thấp, nhưng đã trở thành cánh tay nối dài giúp kiểm soát mọi hoạt động giết mổ, chăn nuôi trên địa bàn thành phố.

Năm 2015, Chi cục Thú y Hà Nội đã tham mưu cho Sở NN- PTNT, UBND TP cụ thể hóa nhiều chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN- PTNT, ban hành kịp thời các chỉ thị, kế hoạch, quyết định, công điện… về công tác phòng chống dịch, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh ATTP.

Đồng thời đề xuất việc kiện toàn hệ thống thú y địa bàn. Trình cấp trên phê duyệt kế hoạch dự toán kinh phí thường xuyên và bổ sung cho công tác phòng chống dịch bệnh, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho Chi cục và các Trạm Thú y; kế hoạch kinh phí hoạt động của thú y xã, phường, thị trấn, thôn, bản… Duy trì chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất và đề xuất với Sở NN- PTNT công tác triển khai phòng chống dịch bệnh.

Trong công tác chỉ đạo, 2015 là năm bận rộn với lãnh đạo Chi cục Thú y Hà Nội. Với hơn 30 huyện, thị, Hà Nội lại tiếp giáp với nhiều tỉnh thành có sản lượng chăn nuôi lớn như Hưng Yên, Hà Nam, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc… thường xuyên vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào từ các cửa ngõ khác nhau của Thủ đô, nguy cơ gây lây truyền dịch bệnh. Vì vậy lãnh đạo Chi cục Thú y phải luân phiên nhau xuống địa bàn, nắm bắt tình hình và đề ra phương hướng giải quyết. Có một điều đáng mừng là nhờ chỉ đạo sát sao, nên năm qua trên địa bàn Hà Nội gần như vắng bóng dịch bệnh.

Chi cục còn thường xuyên chỉ đạo các Trạm Thú y chủ động tham mưu giúp chính quyền cùng cấp xây dựng kế hoạch thú y hàng năm, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch, kiểm soát vệ sinh ATTP trên địa bàn. Công tác tiêm phòng cũng được Chi cục hướng dẫn, hỗ trợ các huyện, thị thực hiện trong đó có kế hoạch tiêm phòng vacxin cũng như phân bổ hóa xin, hóa chất.

Một công tác nữa là năm 2015, hệ thống thú y Hà Nội đã phối hợp với các ban ngành của TP tiến hành thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện các chiến dịch ra quân tiêu độc khử trùng, kiểm soát giết mổ, truy tìm chất cấm… khá thành công. Qua đó lập lại trật tự công tác này trên địa bàn TP, tạo niềm tin cho người dân với thực phẩm đưa ra bán trên thị trường, hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố ngộ độc thực phẩm.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm