| Hotline: 0983.970.780

Thú y Yên Bái bám sát cơ sở phòng chống dịch

Thứ Tư 19/01/2011 , 12:38 (GMT+7)

Các ổ dịch gia súc, gia cầm ở Yên Bái không còn tự do bùng phát như nhiều năm. Tất cả đã được khống chế, người chăn nuôi yên tâm hơn.

Các ổ dịch gia súc, gia cầm ở Yên Bái không còn tự do bùng phát như nhiều năm. Tất cả đã được khống chế, người chăn nuôi yên tâm hơn. Đó là khi đội ngũ cán bộ thú y đã bám sát cơ sở, gồng mình chống dịch và sự quyết tâm của chính quyền địa phương…

Kết thúc năm 2010 đội ngũ cán bộ Thú y Yên Bái mới thở phào nhẹ nhõm. Các dịch bệnh: LMLM, tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn, lép tô, dịch tả lợn… đã được khống chế, không còn hoành hành như nhiều năm trước. Tuy nhiên, dịch bệnh chưa thể chấm dứt hoàn toàn, vẫn xảy ra ở một vài địa phương, như một phép thử đối với thú y và chính quyền địa phương.

Bệnh LMLM năm qua xảy ra ở 12 xã thuộc các huyện: Mù Cang Chải, Lục Yên, Yên Bình và Trạm Tấu. Các ổ dịch này bùng phát lẻ tẻ trong năm, khiến 722 con trâu bò và 128 con lợn nhiễm dịch. Điều đáng lưu ý ở đây, các địa phương có dịch là đầu mối giao thông và nằm ở địa bàn xa xôi hẻo lánh, nếu không khống chế kịp thời thì dịch sẽ bùng phát mạnh khi đó sẽ khó trở tay.

Với quyết tâm không để dịch lan rộng, tỉnh Yên Bái đã tổ chức tiêu hủy 47 con trâu bò tại huyện Mù Cang Chải, 52 con dê, lợn tại huyện Trạm Tấu mặc dù gặp sự phản ứng khá gay gắt của một số hộ dân. Do bám sát cơ sở của đội ngũ thú y, nên đã kịp thời phát hiện dịch bệnh sớm, chính quyền địa phương đã áp dụng các biện pháp mạnh, khiến cho các ổ dịch bị khống chế, không thể lan rộng gây thiệt hại cho người chăn nuôi.

Dịch tụ huyết trùng ở trâu bò và ở lợn, những năm trước đây có hàng ngàn con trâu bò, lợn mắc dịch này. Đây là dịch bệnh thông thường và tái diễn nhiều lần ở Yên Bái, nhưng năm qua Yên Bái chỉ có 42 con trâu bò nhiễm dịch, 290 con lợn. Số gia súc này phần lớn đã chữa khỏi. Năm 2010 số gia súc nhiễm dịch ít hơn nhiều so với mọi năm, các dịch bệnh tai xanh, cúm gia cầm… không bùng phát một ổ dịch nào, mặc dù các địa phương lân cận đều có dịch.

Để dịch bệnh không xảy ra là do Thú y Yên Bái đã triển khai việc tiêm phòng vắc xin cho đàn gia, súc gia cầm. Số vắc xin THT tiêm cho trâu bò 117.069 liều, đạt 119,4% kế hoạch, tiêm cho lợn 95.909 liều, đạt 129,6% kế hoạch, LMLM 2016.561 liều đạt 100% kế hoạch, dịch tả lợn 101.552 liều đạt 119% kế hoạch… Do làm tốt công tác tiêm phòng dịch, đã nâng sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm, hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Bà Đỗ Thị Phương - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Yên Bái cho biết: Năm 2010 dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm mắc dịch ít, các ổ dịch phát hiện kịp thời nên đã được dập tắt ngay. Đây là kết quả mà đội ngũ cán bộ Thú y đã bám sát cơ sở, tiêm phòng dịch đầy đủ nên khi dịch bệnh xảy ra chúng tôi đã kịp thời ứng phó. Vì thế mà dịch bệnh không thể lan rộng như nhiều năm trước…

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm